Hãy gặp Christine và nghe cô ấy kể về quá trình sinh con đầy thách thức của mình. Christine là một phụ nữ 30 tuổi, đã có gia đình; cô đã thành công vượt cạn sau 20 giờ với ca mổ khẩn cấp.
Tuy nhiên, đứa trẻ khỏe mạnh nhưng lại khó bú mẹ và điều đó khiến Christine lo lắng rằng mình không có đủ sữa cho con. Trong tuần đầu tiên, con của cô đã giảm 10% trọng lượng, khiến cô buộc phải bổ sung sữa công thức cho con.
Hai tuần sau khi sinh, Christine đã đến gặp bác sĩ sản khoa vì cô lo lắng vết mổ của mình bị nhiễm trùng. Bác sĩ sản khoa trấn an cô, và khẳng định rằng không có dấu hiệu nhiễm trùng. Thay vào đó, họ lo ngại rằng Christine đang gặp các dấu hiệu trầm cảm sau sinh.
Christine bấy giờ đã rơi nước mắt và nói rằng cô ấy khó ngủ, sợ rằng điều gì đó có thể xảy ra với con mình. Bác sĩ sản khoa của Christine đã hẹn cô với chuyên viên xã hội vào tuần sau đó.
Khi Christine gặp chuyên viên xã hội, cô đã phủ nhận cảm giác chán nản. Cô thừa nhận rằng mình cảm thấy thiếu ngủ, không thể ngủ yên giấc và thường xuyên lo lắng về sức khỏe của em bé cũng như khả năng tăng đủ cân của em bé.
Mặc dù mẹ cô sẵn sàng giúp chăm sóc bé, nhưng Christine không cảm thấy thoải mái khi để lại đứa bé cho người khác. Khi cô ấy xa đứa bé, những suy nghĩ dai dẳng về một điều gì đó khủng khiếp xảy ra với đứa bé - ví dụ, đứa bé chết ngạt trong ga trải giường của mình luôn thường trực trong tâm trí cô.
Có thể nói, Christine không phải là một bệnh nhân bởi những gì cô trải qua là dấu hiệu về tâm thường xuyên xuất hiện ở những phụ nữ sau sinh mà chúng tôi thấy tại phòng khám.
Trong thời kỳ hậu sản, có rất nhiều sự kiện quan trọng bao gồm: hồi phục sức khỏe sau khi chuyển dạ và sinh nở, thiếu ngủ, cho con bú, đàm phán chuyển sang làm cha mẹ. Trong vài tuần đầu tiên, nhiều bậc cha mẹ biết rằng mọi thứ sẽ không suôn sẻ nhưng có thể không phân biệt được đâu là dấu hiệu bình thường và đâu là dấu hiệu có vấn đề.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để phân biệt các dấu hiệu lo lắng bình thường và dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Đâu là sự khác biệt?
Trầm Cảm Sau Sinh và Lo Lắng Sau Sinh?
Chứng trầm cảm sau sinh lần đầu tiên được điều trị vào những năm 1970. Các nhà nghiên cứu đã quan sát và thấy rằng các dấu hiệu trầm cảm sau sinh là cảm giác buồn bã, cáu kỉnh, chảy nước mắt, thay đổi cảm giác thèm ăn và rối loạn giấc ngủ.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không bị hội chứng trầm cảm sau sinh nhưng các dấu hiệu lo lắng vẫn xảy ra. Điều này thường xảy ra nhất ở dạng lo lắng tổng quát, lo lắng dai dẳng và quá mức, cảm giác căng thẳng và không thể năng thư giãn. Những lo lắng này thường tập trung vào em bé về mặt sức khỏe và sự an toàn.
Người ta chưa hiểu đầy đủ về chứng trầm cảm sau sinh và lo âu sau sinh có liên quan đến nhau như thế nào.
Về mặt lâm sàng, phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm nặng hơn cũng sẽ có biểu hiện lo âu đi kèm. Thường thấy, phụ nữ sau sinh ít bị trầm cảm bị rối loạn lo âu tổng quát (GAD) hoặc OCD; tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị GAD và OCD sau sinh cho biết họ có một số dấu hiệu trầm cảm, đặc biệt là họ nhận ra các dấu hiệu của họ có nguy cơ trầm trọng hơn hoặc kéo dài hơn.
Một nghiên cứu gần đây cố gắng hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa trầm cảm sau sinh và lo lắng. Đây là một nghiên cứu có định hướng theo dõi bệnh nhân sản khoa (n = 461) ngay sau khi sinh trong 6 tháng; 331 (72%) phụ nữ hoàn thành đánh giá.
Vào thời điểm 2 tuần sau sinh, 28 (19,9%) phụ nữ trầm cảm có các triệu chứng lo âu, so với 4 (1,3%) phụ nữ sàng lọc âm tính với trầm cảm (p? <0,001). Tương tự, 36 (25,7%) phụ nữ bị trầm cảm ám ảnh cưỡng chế so với 19 (8,4%) phụ nữ không bị trầm cảm (p?
Xem Thêm:
>>> Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
>>> Giải pháp cho trầm cảm sau sinh
Có Cần Thiết Phân Biệt Trầm Cảm Sau Sinh Và Lo Lắng Thông Thường
Một điều khá buồn cười là những công cụ thường được sử dụng để xác định phụ nữ trầm cảm sau sinh cũng phát hiện ra chứng lo âu sau sinh ở họ.
Ví dụ, thang điểm trầm cảm sau sinh ở Edinburgh (EPDS) luôn xác định những phụ nữ có các triệu chứng lo âu và tổng điểm EPDS có vẻ tương quan với các rối loạn. Phụ nữ không bị rối loạn luôn có điểm số thấp nhất, sau đó tới những phụ nữ có biểu hiện lo lắng, và cuối cùng là phụ nữ trầm cảm. Nếu có cả dấu hiệu của lo âu và trầm cảm, họ sẽ đạt điểm cao nhất.
Mặc dù các công cụ sàng lọc này có thể không chính xác 100% trong chẩn đoán, nhưng chúng giúp xác định các triệu chứng lâm sàng một cách đáng kể và người dù mắc trầm cảm hay chỉ đơn thuần là lo âu cũng có thể được hưởng lợi từ việc điều trị.
Phân biệt giữa trầm cảm sau sinh và lo âu sẽ giúp chúng ta đưa ra các khuyến nghị điều trị tốt hơn đối với phụ nữ có triệu chứng nặng. Phụ nữ có các triệu chứng nhẹ hơn có thể được hưởng lợi từ liệu pháp tâm lý.
Mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng trong lâm sàng phụ nữ mắc chứng trầm cảm có lo lắng kèm theo có thể bị bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn. Theo các hướng dẫn hiện hành, phụ nữ bị bệnh nặng hơn sau sinh được khuyến cáo điều trị trầm cảm bằng các phương pháp chuyên khoa.
Kết luận
Phân biệt dấu hiệu trầm cảm sau sinh và sự lo âu sau sinh thực tế không phải là điều quan trọng mà những người phụ nữ cần chú ý. Vấn đề là nếu các dấu hiệu như lo lắng, căng thẳng, thiếu ngủ kéo dài trong nhiều ngày, điều cần thiết là tới gặp các chuyên gia tâm lý để có được lời khuyên và lộ trình phục hồi sức khỏe tâm thần tốt nhất.
Bạn có thể tìm tới các chuyên gia tâm lý tại Viện Tâm lý Việt-Pháp - một trong những cơ sở điều trị trầm cảm sau sinh uy tín nhất cả nước. Với đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, Viện đã điều trị thành công nhiều ca trầm cảm sau sinh và giúp cho những người phụ nữ trở lại với nhịp sống thường nhật, trở thành người mẹ tốt, người vợ đảm trong gia đình.
Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn, phát hiện trầm cảm sau sinh sớm nhất và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Hotline 0977.729.396
Mail: info@tamlyvietphap.vn
Địa chỉ: Số 46 & 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Nguồn bài viết: Is It Postpartum Depression or Postpartum Anxiety? What’s The Difference? - Women’s Mental Health