Trầm cảm là gì?
Trầm cảm được xếp vào nhóm rối loạn cảm xúc. Nó được mô tả là cảm giác buồn bã, mất mát hoặc tức giận và làm cản trở hoạt động hàng ngày của một người.
Trầm cảm diễn ra khá phổ biến. Theo nguồn tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), từ năm 2013 đến năm 2016 ước tính có khoảng 8,1% người Mỹ từ 20 tuổi trở lên mắc trầm cảm trong thời gian 2 tuần.
Mỗi người trải qua trầm cảm theo những cách khác nhau. Nó có thể cản trở công việc hàng ngày, dẫn đến mất thời gian và giảm năng suất. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ và một số tình trạng sức khỏe mãn tính.
Các tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn do trầm cảm bao gồm:
-viêm khớp
-hen suyễn
-bệnh tim mạch
-ung thư
- tiểu đường
-béo phì
Đôi khi cảm giác chán nản là một phần bình thường của cuộc sống. Những sự kiện buồn và khó chịu đều xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy thất vọng hoặc tuyệt vọng, bạn có thể đang đối mặt với chứng trầm cảm.
Trầm cảm được coi là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị thích hợp. Những người điều trị thường thấy các triệu chứng được cải thiện chỉ trong vài tuần.
Triệu chứng trầm cảm
Trầm cảm có thể là một trạng thái buồn bã liên tục hoặc cảm thấy thất vọng.
Trầm cảm nặng có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Một số biểu hiện ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn vàảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Các triệu chứng cũng có thể liên tục hoặc đến rồi biến mất.
Các triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện khác nhau ở nam giới, phụ nữ và trẻ em.
Nam giới có thể gặp các triệu chứng liên quan đến:
• tâm trạng: tức giận, hung hăng, khó chịu, lo lắng, bồn chồn
• cảm xúc: cảm thấy trống rỗng, buồn bã, tuyệt vọng
• hành vi: như mất hứng thú, không còn tìm thấy niềm vui trong các hoạt động yêu thích, dễ cảm thấy mệt mỏi, có ý định tự tử, uống rượu quá mức, sử dụng ma túy, tham gia vào các hoạt động có độ nguy hiểm cao
• xu hướng tình dục, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục, thiếu hoạt động tình dục
• khả năng nhận thức: không có khả năng tập trung, khó hoàn thành nhiệm vụ, phản ứng chậm trong các cuộc trò chuyện
• giấc ngủ: mất ngủ, ngủ không yên giấc, buồn ngủ quá mức, mất ngủ suốt đêm
• sức khỏe thể chất: như mệt mỏi, đau nhức, đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa.
Phụ nữ có thể gặp các triệu chứng liên quan đến:
• tâm trạng: cáu kỉnh
• cảm xúc: cảm thấy buồn hoặc trống rỗng, lo lắng hoặc tuyệt vọng
• hành vi: mất hứng thú với các hoạt động, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, có ý nghĩ tự tử
• khả năng nhận thức: suy nghĩ hoặc nói chậm hơn
• giấc ngủ: khó ngủ suốt đêm, thức dậy sớm, ngủ quá nhiều
• sức khỏe thể chất: giảm năng lượng, mệt mỏi nhiều hơn, thay đổi cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng, đau nhức cơ thể, đau đầu, tăng tình trạng bị chuột rút.
Trẻ em có thể gặp các triệu chứng liên quan đến:
• tâm trạng: như khó chịu, tức giận, thay đổi tâm trạng liên tục, hay khóc
• cảm xúc: cảm giác không đủ năng lực làm việc gì, tuyệt vọng, khóc lóc, buồn bã
• hành vi: gặp rắc rối ở trường, không muốn đi học, tránh mặt bạn bè hoặc anh chị em, nghĩ đến cái chết hoặc tự tử
• khả năng nhận thức, chẳng hạn như khó tập trung, thành tích sa sút ở trường, thay đổi điểm số
• giấc ngủ: khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
• sức khỏe thể chất: mất năng lượng, các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi cảm giác thèm ăn, giảm hoặc tăng cân.
Các triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy mức độ. Vì vậy mọi người nên chú ý theo dõi để biết bản thân có mắc trầm cảm hay không.
Nguyên nhân
Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến trầm cảm.
Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
• Gen. Bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nếu bạn có tiền sử gia đình có người bị trầm cảm hoặc một chứng rối loạn cảm xúc khác.
• Chấn thương khi còn nhỏ. Một số sự kiện quá khứ có thể ảnh hưởng đến phản ứng với những tình huống sợ hãi và căng thẳng của một người. Vì vậy đây cũng đực coi là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở một số người, đặc biệt là trẻ em.
• Cấu trúc não bộ: trẻ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn nếu thùy trán của não hoạt động kém hơn so với người khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết liệu điều này xảy ra trước hay sau khi bắt đầu các triệu chứng trầm cảm.
• Điều kiện y tế: Một số tình trạng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, chẳng hạn như bệnh mãn tính, mất ngủ, đau mãn tính hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
• Sử dụng ma túy: Tiền sử lạm dụng ma túy hoặc rượu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ của bạn.
Khoảng 21% những người sử dụng chất kích thích bị trầm cảm. Ngoài những nguyên nhân này, các yếu tố nguy cơ khác của trầm cảm bao gồm:
• lòng tự trọng thấp hoặc tự phê bình bản thân
• tiền sử cá nhân sử dụng một số loại thuốc bệnh tâm thần
• các sự kiện căng thẳng, chẳng hạn như mất người thân, các vấn đề kinh tế hoặc ly hôn
• Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác trầm cảm, cũng như ai phát triển tình trạng này và ai không.
Nguyên nhân của trầm cảm thường gắn liền với các yếu tố khác sức khỏe.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không thể xác định được đâu là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
Đánh giá trầm cảm
Không có một xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh trầm cảm. Nhưng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bạn và các đánh giá tâm lý.
Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ hỏi một loạt câu hỏi về:
• tâm trạng
• thèm ăn
• giấc ngủ
• mức độ hoạt động
• suy nghĩ
Bởi vì trầm cảm có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn cũng có thể tiến hành khám sức khỏe và yêu cầu xét nghiệm máu. Đôi khi các vấn đề về tuyến giáp hoặc thiếu hụt vitamin D có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.
Đừng bỏ qua các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần với khả năng biến chứng cao. Vì vậy, nếu tâm trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy tìm
kiếm trợ giúp từ y tế.
Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)
Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) từng được gọi là rối loạn chức năng máu. Đây là một dạng trầm cảm nhẹ hơn nhưng là mãn tính.
Để chẩn đoán được, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 năm. PDD có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn nhiều hơn trầm cảm nặng vì nó kéo dài trong một thời gian dài hơn.
Những người mắc chứng PDD thường:
• mất hứng thú với các hoạt động bình thường hàng ngày
• cảm thấy tuyệt vọng
• thiếu năng suất làm việc
• có lòng tự trọng thấp
Có thể điều trị khỏi được bệnh trầm cảm, nhưng điều quan trọng là bạn phải tuân thủ theo kế hoạch điều trị.