Tổng Quan Về Rối Loạn Tâm Trạng (Mood Disorder)

Rối loạn tâm trạng là một tình trạng ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trạng và các chức năng liên quan. Rối loạn tâm trạng là một từ mang tính bao quát nhằm chỉ đến các loại rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng. Nếu bạn có những triệu chứng của rối loạn tâm trạng, tâm trạng của bạn có thể thay đổi từ rất thấp (trầm cảm) lên đến rất cao (hưng cảm).

Các Loại Rối Loạn Tâm Trạng

Sau bản cập nhật của cuốn Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Thống Kê Của Rối Loạn Tâm Lý (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM-5) vào năm 2013, rối loạn cảm xúc được chia làm hai nhóm: một nhóm là rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan, một nhóm khác là các rối loạn trầm cảm. Các loại rối loạn tâm trạng có bao gồm:

  • Rối loạn trầm cảm chính (Major depressive disorder [MDD]): Đây là thứ mà chúng ta thường nghe được gọi là trầm cảm chính hoặc là trầm cảm lâm sàng. Nó bao gồm việc có những giai đoạn cảm thấy cực kì buồn bực, vô vọng, hoặc trống rỗng kèm với một số các triệu chứng sinh lý, tâm lý và cảm xúc.

  • Rối loạn lưỡng cực loại I: Rối loạn này vốn được gọi là trầm cảm hưng cảm. Sự hưng cảm được định nghĩa bởi tâm trạng hưng phấn và/hoặc là khó ở kèm theo tính năng động. Trong các giai đoạn hưng cảm, những người lưỡng cực loại I cũng sẽ tham các hoạt động mạo hiểm - yếu tố khiến bản thân họ hoặc người khác chịu các hậu quả nghiêm trọng. 

  • Rối loạn lưỡng cực loại II: để được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực loại II, người bệnh cần có tối thiểu một giai đoạn ở thời điểm hiện tại hoặc trong quá khứ có một dạng hưng phấn nhẹ hơn gọi là hypomania và tối thiểu một giai đoạn ở thời điểm hiện tại hoặc trong quá khứ mắc rối loạn trầm cảm lâm sàng, nhưng không có bất cứ một lịch sử chẩn đoán này về hưng cảm (maniac)

  • Rối loạn lưỡng cực chu kỳ: Việc chẩn đoán yêu cầu có tối thiểu hai năm trong giai đoạn giống với hưng cảm nhẹ và trầm cảm chính, nhưng không đạt đủ điều kiện cho bất kỳ cái nào.

  • Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan do tình trạng sức khỏe khác: Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra những triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Kết quả chẩn đoán này là bằng chứng là việc sự quấy nhiễu tâm trạng là kết quả trực tiếp của một tình trạng sức khoẻ khác (không phải tình trạng tâm thần).

  • Rối loạn trầm cảm do tình trạng sức khỏe: Giống với Rối loạn liên quan đến lưỡng cực do tình trạng sức khỏe, chẩn đoán này được dùng cho những người có các triệu chứng của trầm cảm; tuy nhiên, các triệu chứng này là kết quả trực tiếp bởi một tình trạng tiềm ẩn khác như giảm chức năng tuyến giáp.

  • Rối loạn lưỡng cực do thuốc/chất: chẩn đoán này dành cho đối tượng mà có triệu chứng rối loạn lưỡng cực do việc dùng thuốc, rượu bia hoặc các chất kích thích.

  • Rối loạn trầm cảm do thuốc/chất: chẩn đoán này là cho đối tượng mà có triệu chứng rối loạn trầm cảm do việc dùng thuốc hoặc rượu bia và chất kích thích.

  • Tình trạng lưỡng cực loại khác: Những chẩn đoán này có thể được dùng khi đối tượng không đủ điều kiện cho một loại rối loạn lưỡng cực cụ thể, nhưng họ có triệu chứng lưỡng cực (như là việc có giai đoạn hưng cảm nhẹ kéo dài hai ngày).

  • Tình trạng rối loạn trầm cảm loại khác: Những chẩn đoán này có thể được dùng khi đối tượng có rối loạn trầm cảm, nhưng không đủ điều kiện cho một dạng cụ thể. Điều này yêu cầu những giải thích cụ thể về lý do các triệu chứng không đạt đủ điều kiện.

Những Rối Loạn Tâm Trạng Mới 

Cuốn DSM-5 đã thêm 3 rối loạn nữa, bao gồm: 

  • Rối loạn mất điều chỉnh tâm trạng muốn gây rối: Rối loạn trầm cảm này đã được thêm vào cuốn DSM-5 cho những trẻ từ 6 đến 18 tuổi mà hay biểu hiện sự khó ở, giận dữ và thường có những cơn bộc phát khi không có kích cụ thể.

  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Chẩn đoán này bao gồm cả rối loạn trầm cảm chính mãn tính (đã kéo dài được 2 năm hoặc hơn) và các rối loạn từng được biết tới là rối loạn tính khí, hoặc là trầm cảm mãn tính, một dạng cấp thấp hơn của trầm cảm.

  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Chẩn đoán này được dựa vào sự hiện diện của một hoặc một số những triệu chứng cụ thể trong giai đoạn của tuần trước của kinh nguyệt, kèm theo sự kết thúc của triệu chứng sau kinh nguyệt. Những triệu chứng có bao gồm dao động tâm trạng, sự khó ở hoặc giận dữ, tâm trạng trầm cảm hoặc vô vọng, và lo âu hoặc căng thẳng, và cùng với một hoặc nhiều hơn trong số 7 triệu chứng tâm trạng khác, tổng cộng là ít nhất 5 triệu chứng. 

Với một ca rối loạn tâm trạng không cụ thể, đối tượng thường thể hiện những dấu hiệu của bệnh, nhưng họ không đạt điều kiện để bác sĩ chẩn đoán là họ bị rối loạn trầm cảm hay lưỡng cực (điều này bao gồm cả rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực loại khác). Chẩn đoán này thường được dùng với các trường hợp khó chọn một trong hai rối loạn trầm cảm không cụ thể và rối loạn lưỡng cực không cụ thể.

Triệu Chứng Của Rối Loạn Tâm Trạng

Rối loạn tâm trạng có thể dẫn đến khó khăn trong việc theo kịp với những công việc và yêu cầu hàng ngày. Một số người, đặc biệt là trẻ con, có thể có những triệu chứng về mặt sinh lý của bệnh trầm cảm, như việc bị đau đầu hay đau bụng không rõ lý do. Bởi vì rối loạn tâm trạng có nhiều loại, chúng có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, những triệu chứng có thể bao gồm:

  • Việc không cảm thấy thích thú các hoạt động mình thích trước đây

  • Ăn nhiều hoặc ít hơn mọi khi

  • Khó ngủ hoặc ngủ nhiều

  • Mệt mỏi

  • Khóc

  • Lo âu

  • Cảm thấy “trống rỗng”, không có năng lượng để quan tâm đến bất kì thứ gì

  • Cảm thấy bị cô lập, buồn, vô vọng và vô giá trị

  • Khó tập trung

  • Có khó khăn khi phải đưa ra lựa chọn

  • Cảm thấy tội lỗi

  • Khó ở

  • Có những ý nghĩ về cái chết và/hoặc việc tự tử

Với rối loạn tâm trạng, những triệu chứng này sẽ luôn tiếp diễn và từ từ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Chúng không phải là những suy nghĩ bộc phát hay là những cảm xúc  qua đơn thuần.

Nguyên Nhân

Không ai biết rõ nguyên nhân của rối loạn tâm trạng, nhưng thường một số yếu tố dẫn đến bệnh, thường là một căn bệnh di truyền. 

Chẩn Đoán

Rối loạn tâm trạng nên được đánh giá và chữa trị bởi một chuyên gia tâm lý, ví dụ như một nhà tâm lý học. Nếu có triệu chứng nào đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức.

Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán cho bạn bằng việc khám xét nghiệm và khám sức khỏe để loại trừ bất kì nguyên nhân gì liên quan đến sinh lý và đưa ra đánh giá khoẻ tâm thần của bạn.

Chữa Trị

Trên thế giới có hàng triệu người bị rối loạn tâm trạng và được chữa trị thành công, dẫn đến việc chất lượng đời sống của họ được cải thiện. Các cách trị liệu có bao gồm tâm lý trị liệu, hay còn được biết đến là liệu pháp trò chuyện, và thuốc để giúp điều chế những sự bất cân bằng hóa học trong não. Việc kết hợp giữa tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc thường là cách xử lý tốt nhất.

Liệu Pháp

Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT) là một phương pháp chuyên dụng thường được dùng để chữa trị nhiều trường hợp rối loạn tâm lý khác nhau, trong đó có rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Qua CBT, nhà trị liệu sẽ giúp bạn nhận diện các cách suy nghĩ tiêu cực và thay đổi những hành vi gây hại bằng những biện pháp ứng phó lành mạnh hơn.

Thuốc

Một bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm cho người bị rối loạn tâm trạng. Thuốc chống trầm cảm thường được dùng để chữa trị cả bệnh rối loạn trầm cảm và một số loại rối loạn lưỡng cực. 

Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý về việc sử dụng thuốc để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình điều trị và tránh các rủi ro trong việc tự uống thuốc mà không có chỉ định của chuyên gia.

Tham Khảo: Ánh Sáng & Tâm Trạng

Lời Kết 

Việc bạn hay người thân của bạn bị chẩn đoán có rối loạn tâm trạng có thể khiến bạn cảm thấy bị đe dọa. Nhưng hãy nhớ: có nhiều thứ có thể giúp bạn đương đầu với vấn đề này, như là việc trị liệu. Nếu bạn lo rằng mình có thể có những triệu chứng rối loạn tâm trạng, hãy liên hệ với một chuyên gia có thể giúp bạn chẩn đoán. Bạn càng thành thực trong việc chia sẻ với các chuyên gia, họ sẽ càng dễ dàng và nhanh chóng đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả cho bạn.

Nguồn: The Various Types of Mood Disorders - VeryWellMind

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/