1. Sự khác biệt giữa sức khoẻ tâm thần và rối loạn tâm lý
Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm lý thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng không giống nhau.
“Sức khỏe tâm thần” là một khái niệm tương tự như “sức khỏe thể chất”: dùng để chỉ trạng thái khỏe mạnh. Sức khỏe tâm thần bao gồm cảm xúc, cảm giác kết nối với người khác, suy nghĩ và khả năng quản lý các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta.
Việc sử dụng chất kích thích quá mức đôi khi có liên quan đến sức khỏe tâm thần kém hoặc vấn đề tâm lý; đây có thể là một cách ứng phó với chấn thương, cơn đau, suy nghĩ hoặc cảm xúc khó khăn hay các triệu chứng sức khỏe khác.
Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm lý thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng không giống nhau.
“Sức khỏe tâm thần” là một khái niệm tương tự như “sức khỏe thể chất”: dùng để chỉ trạng thái khỏe mạnh. Sức khỏe tâm thần bao gồm cảm xúc, cảm giác kết nối với người khác, suy nghĩ và khả năng quản lý các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta.
Việc sử dụng chất kích thích quá mức đôi khi có liên quan đến sức khỏe tâm thần kém hoặc vấn đề tâm lý; đây có thể là một cách ứng phó với chấn thương, cơn đau, suy nghĩ hoặc cảm xúc khó khăn hay các triệu chứng sức khỏe khác.
2. Người chịu ảnh hưởng
Ai cũng có lúc trải qua những khó khăn liên quan đến sức khỏe tâm thần của họ, nhưng không phải ai cũng trải qua rối loạn tâm lý.
Rối loạn tâm lý ảnh hưởng gián tiếp đến tất cả mọi người tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời thông qua chính kinh nghiệm của họ, hoặc của một thành viên trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp.
Đến 40 tuổi, khoảng 50% dân số sẽ mắc hoặc đã từng mắc rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập và nền văn hóa; tuy nhiên, những bất bình đẳng trong hệ thống như phân biệt chủng tộc, nghèo đói, vô gia cư, phân biệt đối xử, bạo lực liên quan đến thuộc địa hay giới tính có thể làm sức khỏe tâm thần và các triệu chứng của rối loạn tâm thần trầm trọng thêm, đặc biệt nếu các hỗ trợ sức khỏe tâm thần khó được tiếp cận.
Chứng trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 5,4% dân số Canada, và rối loạn lo âu ảnh hưởng đến 4,6% dân số.
Khoảng 1% người Canada sẽ bị rối loạn lưỡng cực (trước đây gọi là “hưng - trầm cảm”), và 1% khác sẽ bị tâm thần phân liệt.
Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người Canada - từ 0,3-1% dân số. Chứng này tác động đến phụ nữ với tỷ lệ gấp 10 lần nam giới và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các chứng rối loạn tâm thần.
Rối loạn sử dụng chất gây nghiện ảnh hưởng đến khoảng 6% người Canada.
Năm 2019, có 4.012 người Canada mất do tự sát.
Tỷ lệ tử vong do tự tử ở nam giới cao gấp ba lần ở phụ nữ, nhưng trẻ em gái và phụ nữ trẻ có nguy cơ tự hại bản thân và phải nhập viện do tự hại cao gấp ba lần so với nam giới.
3. Tác động của rối loạn tâm lý đến người trẻ
Khi nói đến rối loạn tâm lý, tuổi trẻ là một giai đoạn vô cùng quan trọng: Hầu hết những người phải chung sống với rối loạn tâm thần bắt đầu phát hiện những triệu chứng từ trước 18 tuổi.
Khoảng 20% thanh niên Canada bị ảnh hưởng bởi các chứng rối loạn tâm thần.
Vào năm 2011, 11% thanh thiếu niên 15-24 tuổi cho biết họ bị trầm cảm.
Trong khoảng thời gian từ 2008–2009 đến 2018–2019, trong giới trẻ, số lượt khám tại khoa cấp cứu tăng 61% và số ca nhập viện vì rối loạn tâm thần tăng 60%.
Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 ở thanh niên và người trưởng thành từ 15-34 tuổi.
Ở Canada, chỉ 1/5 trẻ em nhận được các dịch vụ sức khỏe tâm thần phù hợp.
4. Nguyên nhân của rối loạn tâm lý và các vấn đề về sử dụng chất kích thích
Nguyên nhân của các rối loạn tâm thần là sự tác động phức tạp lẫn nhau của các yếu tố di truyền, sinh học, tính cách và môi trường.
Những sự kiện trong cuộc sống như bạo lực và tổn thương thời thơ ấu hay tuổi trưởng thành có thể làm phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần nếu không nhận được sự hỗ trợ phù hợp.
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần của chúng ta: khả năng có nhà ở an toàn, ổn định, giáo dục tử tế và công việc ý nghĩa, các hoạt động giải trí, sự hỗ trợ của cộng đồng, cơ hội ở gần thiên nhiên, không bị bạo lực, và khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khoẻ tâm thần tốt.
Kỳ thị và phân biệt đối xử gắn liền với các rối loạn tâm lý và các vấn đề sử dụng chất gây nghiện là một rào cản nghiêm trọng không chỉ đối với việc chẩn đoán và điều trị mà còn đối với khả năng tiếp cận việc làm, nhà ở và các nhu cầu cơ bản khác. Sự kỳ thị vừa tạo ra tình trạng phân cách xã hội, vừa làm nó nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng của rối loạn tâm lý có thể được điều trị và thường được kiểm soát hiệu quả; với sự hỗ trợ phù hợp, những người có rối loạn tâm lý có thể phát triển khoẻ mạnh.
5. Các chi phí liên quan đến rối loạn tâm lý
Chi phí năm 2021 cho vấn đề rối loạn tâm lý đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội của Canada được dự đoán là 79,9 tỷ đô la.
Nếu không có sự hỗ trợ phù hợp, những người có rối loạn tâm lý và các vấn đề về sử dụng chất kích thích và những người chăm sóc họ có thể phải trải qua nhiều đau khổ; chúng ta cần một hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần mạnh mẽ với nhiều chương trình và dịch vụ, bao gồm nâng cao sức khỏe và hỗ trợ toàn diện như dịch vụ nhà ở và việc làm, để đảm bảo rằng mọi người nhận được sự chăm sóc, điều trị, phòng ngừa và những hỗ trợ cần thiết để phục hồi và phát triển.
Ngoài ra còn có chi phí khi rối loạn tâm thần và các vấn đề về sử dụng chất kích thích không được điều trị và khi chúng ta không đầu tư vào các dịch vụ tuyên truyền, phòng ngừa và hỗ trợ khác.
Nguồn: Fast Facts about Mental Health and Mental Illness – CMHA
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn