Tỷ Lệ & Mối Tương Quan Giữa Ý Nghĩ Tự Tử Và Nỗ Lực Tự Tử Ở Trẻ Vị Thành Niên

Nghiên cứu này đã đánh giá các yếu tố dự báo trong xã hội học và chẩn đoán về ý định và nỗ lực tự tử trong một mẫu đại diện quốc gia - một nhóm trẻ vị thành niên tham gia Nghiên cứu Phát triển Nhận thức Não bộ Vị thành niên. Tỷ lệ và các yếu tố dự đoán về việc sử dụng dịch vụ điều trị tâm thần ở thanh niên tự tử cũng đồng thời được được kiểm tra. 

11,875 trẻ em 9 và 10 tuổi cư trú tại Hoa Kỳ đã được đánh giá. Trẻ em và cha mẹ/người giám hộ của chúng đã cung cấp các báo cáo về trong suốt đời của trẻ về ý định tự tử, nỗ lực tự sát và rối loạn tâm thần. Các bậc cha mẹ cũng báo cáo về các đặc điểm xã hội học và việc sử dụng dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để đánh giá các mối tương quan về xã hội học và chẩn đoán về ý định và các nỗ lực tự sát ở trẻ vị thành niên cũng như việc trị liệu tâm lý. Tỷ lệ trẻ vị thành niên có ý định tự tử là 14,33% và 1,26% đối với nỗ lực tự sát. Trẻ vị thành niên có giới tính nam, hoặc thiểu số giới tính, hoặc đa chủng tộc có tỷ lệ có ý định tự tử cao hơn. Hơn nữa, trẻ vị thành niên trong gia đình có thu nhập thấp có tỷ lệ nỗ lực tự sát cao hơn so với các đối tượng khác. 

Những trẻ vị thành niên có bệnh lý tâm thần cũng có tỷ lệ có ý định tự tử và nỗ lực tự sát cao hơn, trong đó, có đến 34,59% có ý định tự tử và 54,82% đã nỗ lực tự sát - đang được điều trị tâm thần. 

Những con số trên cho thấy ý định tự tử và nỗ lực tự sát ở trẻ em & vị thành niên đang ở mức cao đáng lo ngại và cần những nỗ lực trong đánh giá tâm lý trẻ và phòng ngừa tự tử, đặc biệt là đối với trẻ em là nam, người thiểu số về chủng tộc, dân tộc, tính dục và những trẻ vị thành niên đã và đang mang các rối loạn tâm thần đi kèm.

Xem Thêm: Mô Hình WAIT Trong Phòng Ngựa Tự Tử

Các Yếu Tố Dự Báo Về Ý Định Tự Tử & Nỗ Lực Tự Sát Ở Trẻ Em Trước Tuổi Vị Thành Niên

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên, nhưng điều đáng chú ý là ít người được biết đến về các yếu tố dự báo nguy cơ tự tử độ tuổi trẻ vị thành niên. Những nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy rằng tỷ lệ cố gắng tự tử và tử vong ở trẻ vị thành niên không giảm trong những năm gần đây và thậm chí có thể đang gia tăng. Để ghi nhận mối quan tâm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia đã chỉ định ưu tiên giảm thiểu tự tử ở trẻ em và gần đây đã tập hợp một hội đồng (năm 2021) để tập trung đặc biệt vào vấn đề này.

Mặc dù các nghiên cứu đại diện quốc gia trước đây về tự tử đã đạt được những bước tiến trong việc ghi nhận các xu hướng về tỷ lệ có ý định tự tử, hành vi tự sát và tử vong do tự sát ở thanh thiếu niên, chúng chủ yếu được thực hiện với trẻ vị thành niên - các mẫu không phải ở Hoa Kỳ, hoặc chỉ tập trung vào các trường hợp tử vong do tự tử ở trẻ em. Ý định tự tử và các nỗ lực tự sát có liên quan về mặt lâm sàng theo đúng nghĩa của chúng vì trải qua các suy nghĩ và hành vi tự sát trong thời thơ ấu có liên quan đồng thời với nguy cơ bệnh tật khác. Ngoài ra, việc bắt đầu có ý định tự tử và hành vi tự sát sớm hơn có thể liên quan đến thu nhập thấp của gia đình đối tượng, điều này càng chứng minh sự cần thiết phải có dữ liệu đại diện quốc gia về nguy cơ tự sát ở trẻ vị thành niên để mô tả chính xác phạm vi của vấn đề này.

Dữ liệu không mang tính đại diện quốc gia nào hiện tại cho thấy các yếu tố liên quan đến nguy cơ tự tử ở tuổi vị thành niên như sự bất lợi về kinh tế và trẻ vị thành niên có giới tính nữ cũng có thể có ý định hay hành vi tự sát. Hơn nữa, sự khác biệt trên các chủng tộc cũng ít được chú tâm. Tuy nhiên, điều quan trọng là các phát hiện có sự lẫn lộn đáng kể (ví dụ, O’Leary và các đồng nghiệp không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về ý định tự tử ở trẻ  vị thành niên theo giới tính) và kích cỡ của mẫu vẫn còn nhỏ.
Phân tích trước dữ liệu nghiên cứu về Phát triển nhận thức não ở tuổi vị thành niên (ABCD) cho thấy sự khác biệt về giới tính trong nguy cơ tự tử như tỷ lệ có ý định tự tử nhưng không có nỗ lực tự sát ở nam giới so với nữ giới và xác định không có sự khác biệt đáng kể về ý định hoặc nỗ lực tự sát theo chủng tộc và dân tộc. Tuy nhiên, điều quan trọng là, yếu tố chủng tộc và dân tộc được coi là các phạm trù có ảnh hưởng nhất định theo một chiều hướng duy nhất, khiến nhiều người đánh đồng các ý định tự tử với nỗ lực tự sát, do đó ngăn cản việc đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng/gây ra ý định tự tử hoặc nỗ lực tự sát ở nhóm mẫu trẻ vị thành niên có ý định tự tử. 

Xem Thêm: Tại Sao Nên Triển Khai Chương Trình Phòng Ngừa Tự Tử Từ Bậc Tiểu Học?

Xét về các yếu tố dự báo nguy cơ trẻ vị thành niên tự tử tới từ khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần và đặc biệt, các đối tượng này có nhiều rối loạn tâm thần hơn so với các đối tượng chưa có ý định tự tử trong Nghiên cứu Great Smoky Mountains. Mặc dù trầm cảm là yếu tố dự báo được nghiên cứu về tự tử ở tuổi vị thành niên, nhưng rối loạn lo âu, rối loạn hành vi gây rối và rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) cũng có thể liên quan đến ý định và/hoặc hành vi tự sát ở nhóm tuổi này. Tuy nhiên, một lần nữa, chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố dự báo về ý định tự tử và các nỗ lực tự sát trong các mẫu đối tượng là trẻ vị thành niên, và vẫn chưa rõ chẩn đoán tâm thần nào có liên quan duy nhất đến ý định tự tử hoặc nỗ lực tự sát ở nhóm đối tượng có ý định tự tử. 

Các nghiên cứu cho thấy rằng trong số thanh thiếu niên đã từng có ý định tự tử hoặc đã có nỗ lực tự sát, nhiều người không được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết tỷ lệ trẻ vị thành niên có ý định tự tử và/hoặc nỗ lực tự sát tham gia vào các dịch vụ sức khỏe tâm thần, cũng như yếu tố nào dự báo điều này. Do việc chậm trễ tiếp nhận điều trị có thể khiến nhóm đối tượng này không được đánh giá thường xuyên về nguy cơ tự tử và không có các phương án đối phó nhằm giảm nguy cơ này, nên điều quan trọng là cần xác định trẻ vị thành niên  nào không được điều trị. 

Các nghiên cứu trước đây về nguy cơ tự tử trong Nghiên cứu ABCD đã báo cáo tỷ lệ phổ biến của các suy nghĩ và hành vi tự gây tổn thương (SITB), và kiểm tra xem các đặc điểm gia đình, mức độ của các triệu chứng bên trong và bên ngoài có thể dự đoán rủi ro hay không. Ở đây, họ đã cố gắng xây dựng các báo cáo dựa trên các nghiên cứu bằng cách đánh giá các yếu tố dự báo xã hội học và chẩn đoán về ý định tự tử và nỗ lực tự sát, đồng thời kiểm tra các yếu tố dự báo về việc sử dụng dịch vụ điều trị tâm lý ở  trẻ có ý định tự tử và nỗ lực tự sát.

Nghiên cứu này đã được công bố vào ngày 22 tháng 09 năm 2021, được thực hiện bởi Hannah R. Lawrence, Taylor A. Burke, Ana E. Sheehan, Brianna Pastro, Rachel Y. Levin, Rachel F. L. Walsh, Alexandra H. Bettis & Richard T. Liu. 

Bài viết được dịch từ Nature.com

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/