Tâm Lý Trẻ Em Khi Chuyển Tiếp Trong Quá Trình Học Tập

Thay đổi là một phần bình thường trong cuộc sống, chúng có thể đem lại những cơ hội cho trẻ em và những người trẻ tuổi để họ có thể phát triển sức bật tâm lý của bản thân. 

Cho dù là một đứa trẻ đang bắt đầu cấp tiểu học, trung học, cao học, chuyển trường, hay chuyển tiếp lên đại học hoặc đi làm, thì giai đoạn chuyển tiếp này đều cần được chú ý một cách cẩn thận. Nếu phải vật lộn với sự thay đổi, điều này có thể đem lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ em, thể chất và cả thành tích học tập của chúng.

Trong bất kì giai đoạn chuyển tiếp nào, điều quan trọng là trẻ có thể chia sẻ về những lo ngại và được hỗ trợ để đối mặt với bất kì sự tái điều chỉnh nào.

Các Khó Khăn Trong Quá Trình Chuyển Tiếp

Học sinh có thể gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang trường mới hoặc giai đoạn giáo dục mới. Các khó khăn có thể kể đến như:

  • Nhu cầu học tập bổ sung (còn được gọi là SEND, ASN hay ALN)

  • Những vấn đề về sức khỏe tâm thần

  • Những vấn đề về hành vi

  • Sự hỗ trợ của phụ huynh bị hạn chế

  • Kinh nghiệm sống tạm bợ, như là được chăm sóc bởi những người không phải cha mẹ của trẻ

  • Lo âu

  • Từng bị bắt nạt

Tham Khảo: Những Triệu Chứng Lo Âu Ở Trẻ Em

Nhận Biết Những Dấu Hiệu

Dưới đây là một vài những dấu hiệu có thể chỉ ra một đứa trẻ đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển tiếp sang một giai đoạn mới của học tập:

  • Khó khăn trong việc kết bạn

  • Không có cảm giác thân thuộc hay thuộc về

  • Có những khó khăn liên tục khi đối mặt với công việc hàng ngày

  • Gia tăng số ngày nghỉ học không phép

  • Hành vi thách thức hoặc gây rối

  • Tiến bộ thấp hơn so với tiến độ được dự đoán hoặc không có hứng thú với trường học.

Những Trẻ Chuyển Trường Thường Xuyên

Trẻ chuyển trường thường xuyên có thể gặp những trở ngại trong quá trình chuyển tiếp và cảm thấy khó khăn khi phải thích nghi.

Chuyển trường có thể phổ biến hơn đối với những gia đình có cha mẹ làm những công việc phải thay đổi nhiều địa điểm; trẻ em và thanh niên có nhu cầu học tập bổ sung hoặc trẻ được chăm sóc bởi những người không phải cha mẹ ruột.

Trẻ em mới tới đất nước khác cũng có thể gặp khó khăn để thích nghi và cảm nhận mình thuộc về trường học mới.

Một vài thay đổi có thể đặc biệt khó khăn đối với trẻ, và nó có thể ảnh hưởng tới cảm giác thân thuộc về trường học. Nó còn có thể làm gián đoạn tình bạn cũng như những mối quan hệ với giáo viên tại trường học và cộng đồng.

Do đó, điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, lòng tự trọng và kiến thức của trẻ.

Tham Khảo: ​7 Nguyên Nhân Gây Ra Lo ÂuLưu thông tin

Trường Học Có Thể Làm Gì?

Có rất nhiều điều mà cơ sở giáo dục có thể làm để giúp cho học sinh chuẩn bị và đối mặt với sự thay đổi - đồng thời cũng xây dựng sức bật tâm lý, sự tự tin và lòng tự trọng.

Trao Đổi Với Phụ Huynh

Phụ huynh thường là chìa khóa để đảm bảo rằng một đứa trẻ có được sự chuyển tiếp tốt sang một ngôi trường mới. Một số điều mà cha mẹ, người chăm sóc và giáo viên có thể làm bao gồm:

  • Hỏi han về sức khỏe tâm lý trẻ em, xem chúng đang đối phó với việc học như thế nào

  • Theo dõi cách trẻ giao tiếp xã hội, nếu như chúng kết bạn và tham gia vào các nhóm đồng đẳng tích cực

  • Tạo cơ hội cho phụ huynh, người chăm sóc và giáo viên để liên kết với nhau.

Tham Khảo: Vấn Đề Tâm Lý Tuổi Teen Thường Gặp - Cha Mẹ Có Thể Giúp Đỡ Như Thế Nào?

Kết Nối Với Các Cơ Sở Giáo Dục Địa Phương

  • Làm việc với các trường học địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục khác để xác định trẻ có thể yêu cầu hỗ trợ thêm khi chúng tới hoặc rời trường học - và phát triển các chiến lược (như là cố vấn) để hỗ trợ chúng.

  • Tạo những sự kiện xã hội giữa các môi trường chuyển tiếp, bao gồm những buổi trò chuyện, các phiên hỏi đáp với trẻ, phụ huynh và người chăm sóc từng trải qua quá trình chuyển tiếp.

  • Suy nghĩ về việc phát triển hỗ trợ đồng đẳng hoặc hệ thống giúp đỡ bạn bè. Đây là nơi những học sinh đã từng ở trường/ đại học lâu hơn giúp đỡ những học sinh/ sinh viên mới chuyển đến trường hay một cơ sở giáo dục cao hơn.

Sử Dụng Các Bài Học Về Sức Khỏe và Hạnh Phúc

Trẻ nhìn nhận sự thay đổi giống như căng thẳng, vì vậy tìm kiếm sự hỗ trợ và giải quyết vấn đề thường đem lại sự thay đổi tốt hơn so với những người phủ nhận hoặc né tránh tác động cảm xúc của quá trình chuyển tiếp.

Trường học có thể sử dụng giáo dục sức khỏe và phúc lợi (RSHE, PD&MU, Health & Wellbeing) để giúp học sinh phát triển tốt các kỹ năng tình cảm và xã hội ngay từ khi bắt đầu học. Những kỹ năng này sẽ giúp học sinh chuẩn bị và đối mặt với sự thay đổi qua sự tập trung vào cách nhận biết và quản lý suy nghĩ cũng như cảm xúc, xây dựng khả năng phục hồi và học cách giải quyết vấn đề.

Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Chuyển Tiếp

Trường học và các cơ sở giáo dục nâng cao cần đảm bảo có các kế hoạch hỗ trợ học sinh với nhu cầu về sức khỏe tâm thần và các nhu cầu bổ sung để dàn xếp bất kỳ thay đổi nào - ví dụ như chuyển tiếp sang cơ sở giáo dục cung cấp thay thế.

Các trường học cần lập kế hoạch tốt trước quá trình chuyển đổi để giải quyết mọi rào cản tiềm ẩn đối với việc học tập hoặc phát triển. Những kế hoạch này nên bao gồm:

  • Chia sẻ thông tin với môi trường mới trước về nhu cầu của trẻ, với sự đồng ý của cha mẹ và người chăm sóc. Điều này có thể bao gồm liên lạc chính thức, các cuộc họp đánh giá và bàn giao, và trong một vài trường hợp là làm việc chuyển tiếp chung giữa nhân viên yêu cầu học tập bổ sung tại mỗi cơ sở. Cố vấn trường học cũng có thể tổ chức một buổi bàn giao chính thức cho trường học mới với sự tham gia của trẻ và gia đình

  • Đưa ra kế hoạch để giải quyết những rào cản trước khi việc chuyển trường bắt đầu (ví dụ: thiết bị, nguồn lực, trao đổi đào tạo và hỗ trợ)

  • Xác định một nhân viên chủ chốt trong môi trường mới, người sẽ giám sát tính hiệu quả của các chiến lược, làm việc chặt chẽ với học sinh và cha mẹ hay người chăm sóc của trẻ để đánh giá tâm lý trẻ em, liệu chúng có đang thích nghi tốt với môi trường mới. 

Nguồn bài: Transition- Mentally Healthy School 

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/