Trong đại dịch Covid-19, sự căng thẳng, lo lắng của giáo viên đã tăng vọt, đi kèm với sự suy giảm sức khỏe tâm thần của họ, tình trạng này có thể khiến họ kiệt sức và đi đến quyết định bỏ việc. Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng hơn bao giờ hết đó là các nhà quản lý giáo dục cần cung cấp sự hỗ trợ, chăm sóc cho sức khỏe tâm thần cho giáo viên.
COVID-19 dường như đã làm cạn kiệt năng lượng tinh thần và cảm xúc của giáo viên trong tất cả các khía cạnh công việc, bao gồm cả giảng dạy.
Công việc của giáo viên — một công việc vốn căng thẳng kể cả khi không có đại dịch — lại càng trở nên khó khăn hơn: thời gian làm việc dài hơn, khó giao tiếp và thúc đẩy sự chủ động học tập của học sinh từ xa, kết hợp dạy học online với các hoạt động trực tiếp, chưa kể đến nỗi lo sợ về việc bản thân và những người thân trong gia đình có thể mắc phải COVID-19.
Tổ chức The Kaiser Family phát hiện ra rằng: tỷ lệ lo lắng và trầm cảm đã tăng gấp 4 lần trong thời kỳ COVID-19. Các giáo viên từ mầm non đến phổ thông dường như bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Một nghiên cứu cho thấy: trong thời kỳ đại dịch, các giáo viên có xu hướng cảm thấy căng thẳng và kiệt sức hơn nhân viên trong các tổ chức nhà nước khác. 84% giáo viên tham gia khảo sát cho biết việc giảng dạy của họ trở nên căng thẳng hơn so với trước đại dịch.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2020, tỷ lệ giáo viên bậc mầm non đến phổ thông thực sự lo lắng về tình trạng kiệt sức của bản thân đã tăng từ 1/4 lên 57%. Trong một nghiên cứu khác, những nhà nghiên cứu thấy rằng 1/4 giáo viên cho biết họ có khả năng sẽ bỏ nghề khi kết thúc năm học 2020-2021, nếu điều này trở thành hiện thực thì đây là 1 tỷ lệ cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ bình thường khi không có đại dịch.
Trong báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ (NASP) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo giáo dục không chỉ sàng lọc và hỗ trợ cho học sinh mà còn cho giáo viên, nhân viên nhà trường, nhằm giải quyết những tổn thương và tình trạng căng thẳng nghiêm trọng do đại dịch gây ra. Việc quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần của giáo viên trở nên “đặc biệt quan trọng ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo cần hiểu điều đó và có những sự hỗ trợ phù hợp”.
Vậy làm thế nào để các nhà lãnh đạo trường học có thể ưu tiên chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên? Dưới đây là một số lời khuyên từ những chuyên gia sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu về vấn đề này:
1) Nói chuyện cởi mở về các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm cả vấn đề của chính mình
Darcy Gruttadaro, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe tâm thần nơi làm việc tại Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APAF) cho biết: “Nói ra tình trạng sức khỏe tâm thần là một việc rất quan trọng. Chúng tôi cần các nhà lãnh đạo quan tâm đến việc này”
Các lãnh đạo cấp cao và ban lãnh đạo trong trường học nên tìm các cơ hội để tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ về: mức độ khó khăn của đại dịch, về việc “tất cả chúng ta dường như đều đang gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần”, về việc chúng ta cần được hỗ trợ ra sao.
Ban lãnh đạo nhà trường nên sử dụng Zoom hay các ứng dụng khác để tổ chức các cuộc họp - toàn trường, hoặc trong các nhóm nhỏ hơn, thậm chí trao đổi cá nhân 1:1 - để bày tỏ sự quan tâm, hỗ trợ và cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp.
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải thể hiện chính bản thân họ, chủ động chia sẻ về những khó khăn mà bản thân đang trải qua. Việc chia sẻ quá trình vượt qua căng thẳng và tự chăm sóc bản thân của người lãnh đạo, sẽ gửi đến các giáo viên thông điệp mạnh mẽ rằng: việc gặp phải những căng thẳng và mệt mỏi là điều bình thường và có thể chấp nhận được.
Với tư cách là người lãnh đạo, chúng ta có thể tạo ra một dịp để trò chuyện, giúp giáo viên, nhân viên nhà trường chia sẻ kinh nghiệm của họ với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, hãy nghỉ một vài ngày và thông báo rằng bạn vắng mặt và sẽ không trả lời email, điều này giúp chính bạn có cơ hội nạp đầy năng lượng cho bản thân. Việc xây dựng một văn hóa hỗ trợ lẫn nhau, một “môi trường làm việc lành mạnh về tinh thần” có thể giúp khuyến khích mọi người chia sẻ những khó khăn của họ và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ về sức khỏe tâm thần.
2) Tập huấn và hướng dẫn các giáo viên, nhân viên nhà trường phát hiện các dấu hiệu ban đầu của vấn đề sức khỏe tâm thần
Các chuyên gia đề nghị cần tập huấn các kiến thức, kỹ năng về sức khỏe tâm thần cho các đội ngũ lãnh đạo. Kristi Wilson, người phụ trách quản lý các trường tiểu học tại Buckeye, Arizona, đã mời một chuyên gia tổ chức một buổi tập huấn để tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong cùng khu vực, hiệu trưởng và nhà các nhà tham vấn tư vấn. Buổi tập huấn hướng đến việc nâng cao nhận thức cho các nhà lãnh đạo về mối quan hệ giữa hiệu suất công việc và những căng thẳng tâm lý ở nhân viên, nhận diện được thời điểm họ cần sự hỗ trợ, giúp đỡ.
Lãnh đạo tại địa phương và trường học cũng có thể cân nhắc việc đào tạo một nhóm nhân viên sẵn sàng đóng vai trò là đại sứ sức khỏe tâm thần, giúp đồng nghiệp nâng cao nhận thức cũng như kết nối mọi người với các nguồn lực trợ giúp hữu ích. Đó là một chiến lược ngày càng phổ biến trong giới kinh doanh và sẽ có hiệu quả tốt với việc vận hành trường học.
Để giúp các nhà lãnh đạo có thể theo dõi sức khỏe tâm thần của giáo viên, nhân viên, việc thực hiện các cuộc khảo sát thường xuyên hoặc các bài kiểm tra mức độ kiệt sức cũng rất cần thiết.
3) Rà soát lại về những nhu cầu của giáo viên, nhân viên
Trong một cuộc khảo sát vào tháng 3 của Trung tâm Nghiên cứu EdWeek, 7/10 lãnh đạo địa phương cho biết sức khỏe tinh thần và thể chất của giáo viên được xếp hạng cao trong các mối quan tâm ưu tiên của họ, nhưng bản thân các giáo viên lại không nghĩ vậy, chỉ chưa đến 1/4 giáo viên đồng ý điều đó. Khi được hỏi trường học hoặc khu vực bạn đang làm việc đã làm gì để hỗ trợ sức khỏe của giáo viên, chỉ 29% lãnh đạo địa phương và 16% giáo viên cho biết họ đã được cung cấp đầy đủ các quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ tâm thần.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần mặc dù biểu hiện rất rõ ràng nhưng thường bị bỏ ngỏ hoặc che giấu. Các nghiên cứu cho thấy nhân viên ngần ngại chia sẻ những khó khăn của họ hoặc ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Một nghiên cứu năm 2019 cho biết ngay cả trước đại dịch, cứ 10 nhân viên thì có 6 người đã trải qua các triệu chứng của các vấn đề sức khỏe tâm thần trong năm qua, nhưng hầu hết họ không bao giờ nói với ai tại nơi làm việc.
4) Xây dựng một hệ thống hỗ trợ liên tục, ví dụ như một nhóm hỗ trợ hoặc đường dây nóng
Các nhóm hỗ trợ này có thể được vận hành bởi một đối tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ngoài trường học, kết hợp với các nhân viên văn phòng phụ trách mảng kỹ năng cảm xúc-xã hội của khu vực.
Hellen Antonopoulos, giám đốc điều hành văn phòng kỹ năng cảm xúc-xã hội cho biết khi mới thực hiện, chỉ có một số giáo viên đăng ký tham gia nhóm, nhưng khi nhiều trường học bắt đầu mở cửa trở lại sau đại dịch, sự tham gia đã tăng lên. Ngày càng có nhiều giáo viên yêu cầu tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ cho chính trường học của họ.
Đây sẽ là một cơ hội để mọi người thả lỏng, tiếp cận được những người thấu hiểu họ, và tự tin chia sẻ một cách cởi mở, thoải mái.
5) Xây dựng văn hóa “check-in” (chia sẻ về cảm xúc)
Nhiều giáo viên, nhân viên cảm thấy sợ phải tham gia các cuộc trao đổi nội bộ, nhưng chúng có thể là một đòn bẩy quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh về mặt tinh thần. Đối với các nhà lãnh đạo địa phương và nhà trường, những buổi họp mặt đó có thể là một cơ hội để hình thành những thói quen hỏi thăm chân thành về cảm xúc của đồng nghiệp hàng ngày, những hỗ trợ cũng sẽ được đưa ra để giúp giải quyết các vấn đề.
Tại Oak Park, Mỹ, các huấn luyện viên về văn hóa và môi trường làm việc đã giúp các nhà lãnh đạo địa phương và trường học ở đây ứng dụng các hoạt động check-in cảm xúc vào trong hầu hết các cuộc họp và các buổi tập huấn chuyên môn trong thời gian xảy ra đại dịch.
Kamm (Oak Park, Mỹ) cho biết: “Tôi đã thay đổi cách tổ chức các cuộc họp. Tôi bắt đầu hỏi thăm mọi người thường xuyên hơn, tôi cởi mở với mọi người và nói với họ rằng 'Nếu mọi người cảm thấy không muốn chia sẻ vào ngày hôm nay, thì cũng không sao cả'; hoặc có những lúc tôi mời mọi người 'Hôm nay có ai muốn 15 phút uống cà phê và trò chuyện cùng tôi không?'. Tôi đã thực hiện việc check-in này vài lần mỗi tháng từ lâu và đến giờ là vài lần mỗi tuần.
6) Luôn ý thức rằng sẽ có một số nhóm giáo viên, nhân viên có thể cần nhiều sự hỗ trợ hơn những nhóm khác
Theo nghiên cứu của Mind Share Partners, giáo viên, nhân viên trong cộng đồng LGBTQ hoặc nhóm yếu thế, có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng sức khỏe bệnh tâm thần, từ lo lắng, buồn bã đến hoang tưởng. Đặc biệt là những nhân viên mất người thân vì COVID-19, hoặc chính họ bị nhiễm bệnh.
Các chuyên gia khuyên các nhà lãnh đạo không nên nghĩ rằng tất cả giáo viên, viên đều cần sự hỗ trợ giống nhau. Thay vào đó, hãy hỏi họ, trao đổi với họ, thông qua trò chuyện, khảo sát hoặc các phương pháp phù hợp khác.
7) Giúp giáo viên, nhân viên giảm thiểu các trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ, chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần hay hỗ trợ y tế
Các nhà lãnh đạo có thể tìm hiểu các dịch vụ phổ biến hiện có và xem xét kĩ những trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ này. Chẳng hạn, giáo viên có thể gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe thông qua bảo hiểm, vì các tư vấn viên trong mạng lưới thường phải được đặt trước hàng tháng hoặc họ không nhận khách hàng mới.
Hãy cân nhắc các rào cản thời gian, nhằm giúp giáo viên, nhân viên trường học tiếp cận được các phúc lợi sức khỏe nhanh chóng, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hoặc cân nhắc dịch vụ tư vấn được cung cấp đến đội ngũ giáo viên, nhân viên thông qua một đối tác bên ngoài nhà trường, chuyên điều hành các phòng trị liệu cho trường học.
Nguồn: Teachers’ Mental Health Has Suffered in the Pandemic. Here’s How Districts Can Help, Education Week.
COVID-19 dường như đã làm cạn kiệt năng lượng tinh thần và cảm xúc của giáo viên trong tất cả các khía cạnh công việc, bao gồm cả giảng dạy.
Công việc của giáo viên — một công việc vốn căng thẳng kể cả khi không có đại dịch — lại càng trở nên khó khăn hơn: thời gian làm việc dài hơn, khó giao tiếp và thúc đẩy sự chủ động học tập của học sinh từ xa, kết hợp dạy học online với các hoạt động trực tiếp, chưa kể đến nỗi lo sợ về việc bản thân và những người thân trong gia đình có thể mắc phải COVID-19.
Tổ chức The Kaiser Family phát hiện ra rằng: tỷ lệ lo lắng và trầm cảm đã tăng gấp 4 lần trong thời kỳ COVID-19. Các giáo viên từ mầm non đến phổ thông dường như bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Một nghiên cứu cho thấy: trong thời kỳ đại dịch, các giáo viên có xu hướng cảm thấy căng thẳng và kiệt sức hơn nhân viên trong các tổ chức nhà nước khác. 84% giáo viên tham gia khảo sát cho biết việc giảng dạy của họ trở nên căng thẳng hơn so với trước đại dịch.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2020, tỷ lệ giáo viên bậc mầm non đến phổ thông thực sự lo lắng về tình trạng kiệt sức của bản thân đã tăng từ 1/4 lên 57%. Trong một nghiên cứu khác, những nhà nghiên cứu thấy rằng 1/4 giáo viên cho biết họ có khả năng sẽ bỏ nghề khi kết thúc năm học 2020-2021, nếu điều này trở thành hiện thực thì đây là 1 tỷ lệ cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ bình thường khi không có đại dịch.
Trong báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ (NASP) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo giáo dục không chỉ sàng lọc và hỗ trợ cho học sinh mà còn cho giáo viên, nhân viên nhà trường, nhằm giải quyết những tổn thương và tình trạng căng thẳng nghiêm trọng do đại dịch gây ra. Việc quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần của giáo viên trở nên “đặc biệt quan trọng ngay bây giờ, các nhà lãnh đạo cần hiểu điều đó và có những sự hỗ trợ phù hợp”.
Vậy làm thế nào để các nhà lãnh đạo trường học có thể ưu tiên chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên? Dưới đây là một số lời khuyên từ những chuyên gia sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu về vấn đề này:
1) Nói chuyện cởi mở về các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm cả vấn đề của chính mình
Darcy Gruttadaro, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe tâm thần nơi làm việc tại Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APAF) cho biết: “Nói ra tình trạng sức khỏe tâm thần là một việc rất quan trọng. Chúng tôi cần các nhà lãnh đạo quan tâm đến việc này”
Các lãnh đạo cấp cao và ban lãnh đạo trong trường học nên tìm các cơ hội để tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ về: mức độ khó khăn của đại dịch, về việc “tất cả chúng ta dường như đều đang gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần”, về việc chúng ta cần được hỗ trợ ra sao.
Ban lãnh đạo nhà trường nên sử dụng Zoom hay các ứng dụng khác để tổ chức các cuộc họp - toàn trường, hoặc trong các nhóm nhỏ hơn, thậm chí trao đổi cá nhân 1:1 - để bày tỏ sự quan tâm, hỗ trợ và cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc phù hợp.
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải thể hiện chính bản thân họ, chủ động chia sẻ về những khó khăn mà bản thân đang trải qua. Việc chia sẻ quá trình vượt qua căng thẳng và tự chăm sóc bản thân của người lãnh đạo, sẽ gửi đến các giáo viên thông điệp mạnh mẽ rằng: việc gặp phải những căng thẳng và mệt mỏi là điều bình thường và có thể chấp nhận được.
Với tư cách là người lãnh đạo, chúng ta có thể tạo ra một dịp để trò chuyện, giúp giáo viên, nhân viên nhà trường chia sẻ kinh nghiệm của họ với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, hãy nghỉ một vài ngày và thông báo rằng bạn vắng mặt và sẽ không trả lời email, điều này giúp chính bạn có cơ hội nạp đầy năng lượng cho bản thân. Việc xây dựng một văn hóa hỗ trợ lẫn nhau, một “môi trường làm việc lành mạnh về tinh thần” có thể giúp khuyến khích mọi người chia sẻ những khó khăn của họ và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ về sức khỏe tâm thần.
2) Tập huấn và hướng dẫn các giáo viên, nhân viên nhà trường phát hiện các dấu hiệu ban đầu của vấn đề sức khỏe tâm thần
Các chuyên gia đề nghị cần tập huấn các kiến thức, kỹ năng về sức khỏe tâm thần cho các đội ngũ lãnh đạo. Kristi Wilson, người phụ trách quản lý các trường tiểu học tại Buckeye, Arizona, đã mời một chuyên gia tổ chức một buổi tập huấn để tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong cùng khu vực, hiệu trưởng và nhà các nhà tham vấn tư vấn. Buổi tập huấn hướng đến việc nâng cao nhận thức cho các nhà lãnh đạo về mối quan hệ giữa hiệu suất công việc và những căng thẳng tâm lý ở nhân viên, nhận diện được thời điểm họ cần sự hỗ trợ, giúp đỡ.
Lãnh đạo tại địa phương và trường học cũng có thể cân nhắc việc đào tạo một nhóm nhân viên sẵn sàng đóng vai trò là đại sứ sức khỏe tâm thần, giúp đồng nghiệp nâng cao nhận thức cũng như kết nối mọi người với các nguồn lực trợ giúp hữu ích. Đó là một chiến lược ngày càng phổ biến trong giới kinh doanh và sẽ có hiệu quả tốt với việc vận hành trường học.
Để giúp các nhà lãnh đạo có thể theo dõi sức khỏe tâm thần của giáo viên, nhân viên, việc thực hiện các cuộc khảo sát thường xuyên hoặc các bài kiểm tra mức độ kiệt sức cũng rất cần thiết.
3) Rà soát lại về những nhu cầu của giáo viên, nhân viên
Trong một cuộc khảo sát vào tháng 3 của Trung tâm Nghiên cứu EdWeek, 7/10 lãnh đạo địa phương cho biết sức khỏe tinh thần và thể chất của giáo viên được xếp hạng cao trong các mối quan tâm ưu tiên của họ, nhưng bản thân các giáo viên lại không nghĩ vậy, chỉ chưa đến 1/4 giáo viên đồng ý điều đó. Khi được hỏi trường học hoặc khu vực bạn đang làm việc đã làm gì để hỗ trợ sức khỏe của giáo viên, chỉ 29% lãnh đạo địa phương và 16% giáo viên cho biết họ đã được cung cấp đầy đủ các quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ tâm thần.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần mặc dù biểu hiện rất rõ ràng nhưng thường bị bỏ ngỏ hoặc che giấu. Các nghiên cứu cho thấy nhân viên ngần ngại chia sẻ những khó khăn của họ hoặc ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Một nghiên cứu năm 2019 cho biết ngay cả trước đại dịch, cứ 10 nhân viên thì có 6 người đã trải qua các triệu chứng của các vấn đề sức khỏe tâm thần trong năm qua, nhưng hầu hết họ không bao giờ nói với ai tại nơi làm việc.
4) Xây dựng một hệ thống hỗ trợ liên tục, ví dụ như một nhóm hỗ trợ hoặc đường dây nóng
Các nhóm hỗ trợ này có thể được vận hành bởi một đối tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ngoài trường học, kết hợp với các nhân viên văn phòng phụ trách mảng kỹ năng cảm xúc-xã hội của khu vực.
Hellen Antonopoulos, giám đốc điều hành văn phòng kỹ năng cảm xúc-xã hội cho biết khi mới thực hiện, chỉ có một số giáo viên đăng ký tham gia nhóm, nhưng khi nhiều trường học bắt đầu mở cửa trở lại sau đại dịch, sự tham gia đã tăng lên. Ngày càng có nhiều giáo viên yêu cầu tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ cho chính trường học của họ.
Đây sẽ là một cơ hội để mọi người thả lỏng, tiếp cận được những người thấu hiểu họ, và tự tin chia sẻ một cách cởi mở, thoải mái.
5) Xây dựng văn hóa “check-in” (chia sẻ về cảm xúc)
Nhiều giáo viên, nhân viên cảm thấy sợ phải tham gia các cuộc trao đổi nội bộ, nhưng chúng có thể là một đòn bẩy quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh về mặt tinh thần. Đối với các nhà lãnh đạo địa phương và nhà trường, những buổi họp mặt đó có thể là một cơ hội để hình thành những thói quen hỏi thăm chân thành về cảm xúc của đồng nghiệp hàng ngày, những hỗ trợ cũng sẽ được đưa ra để giúp giải quyết các vấn đề.
Tại Oak Park, Mỹ, các huấn luyện viên về văn hóa và môi trường làm việc đã giúp các nhà lãnh đạo địa phương và trường học ở đây ứng dụng các hoạt động check-in cảm xúc vào trong hầu hết các cuộc họp và các buổi tập huấn chuyên môn trong thời gian xảy ra đại dịch.
Kamm (Oak Park, Mỹ) cho biết: “Tôi đã thay đổi cách tổ chức các cuộc họp. Tôi bắt đầu hỏi thăm mọi người thường xuyên hơn, tôi cởi mở với mọi người và nói với họ rằng 'Nếu mọi người cảm thấy không muốn chia sẻ vào ngày hôm nay, thì cũng không sao cả'; hoặc có những lúc tôi mời mọi người 'Hôm nay có ai muốn 15 phút uống cà phê và trò chuyện cùng tôi không?'. Tôi đã thực hiện việc check-in này vài lần mỗi tháng từ lâu và đến giờ là vài lần mỗi tuần.
6) Luôn ý thức rằng sẽ có một số nhóm giáo viên, nhân viên có thể cần nhiều sự hỗ trợ hơn những nhóm khác
Theo nghiên cứu của Mind Share Partners, giáo viên, nhân viên trong cộng đồng LGBTQ hoặc nhóm yếu thế, có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng sức khỏe bệnh tâm thần, từ lo lắng, buồn bã đến hoang tưởng. Đặc biệt là những nhân viên mất người thân vì COVID-19, hoặc chính họ bị nhiễm bệnh.
Các chuyên gia khuyên các nhà lãnh đạo không nên nghĩ rằng tất cả giáo viên, viên đều cần sự hỗ trợ giống nhau. Thay vào đó, hãy hỏi họ, trao đổi với họ, thông qua trò chuyện, khảo sát hoặc các phương pháp phù hợp khác.
7) Giúp giáo viên, nhân viên giảm thiểu các trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ, chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần hay hỗ trợ y tế
Các nhà lãnh đạo có thể tìm hiểu các dịch vụ phổ biến hiện có và xem xét kĩ những trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ này. Chẳng hạn, giáo viên có thể gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe thông qua bảo hiểm, vì các tư vấn viên trong mạng lưới thường phải được đặt trước hàng tháng hoặc họ không nhận khách hàng mới.
Hãy cân nhắc các rào cản thời gian, nhằm giúp giáo viên, nhân viên trường học tiếp cận được các phúc lợi sức khỏe nhanh chóng, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hoặc cân nhắc dịch vụ tư vấn được cung cấp đến đội ngũ giáo viên, nhân viên thông qua một đối tác bên ngoài nhà trường, chuyên điều hành các phòng trị liệu cho trường học.
Nguồn: Teachers’ Mental Health Has Suffered in the Pandemic. Here’s How Districts Can Help, Education Week.
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: