Dạy Hạnh Phúc Là Gì Cho Học Sinh Tại Trường Học

Sức khỏe là một phần trong giáo trình ở các trường học. Nhưng sức khỏe thật sự là gì? Nó không chỉ là vấn đề về dinh dưỡng và tập thể dục.

Từ năm 1947, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về cả tinh thần — không chỉ về thể chất. Ngày nay, ngày càng có nhiều trường học trên toàn thế giới tích hợp phương pháp học tập mang tính cảm xúc - xã hội vào chương trình giảng dạy của họ, dạy các kỹ năng như tự nhận thức, đồng cảm và lắng nghe tích cực.

Nghiên cứu chứng minh rằng những người hạnh phúc thường thành công trên nhiều lĩnh vực cuộc sống, bao gồm hôn nhân, các mối quan hệ, sức khỏe, tuổi thọ, thu nhập, hiệu quả học tập và làm việc. Họ có khả năng đa nhiệm và chịu đựng những công việc nhàm chán tốt hơn, đồng thời sáng tạo, đáng tin cậy, hữu ích và hòa đồng hơn.

Một vài năm trước, tác giả của bài viết đã cùng làm việc với Lucy Ryan, phát triển một Chương trình Sức khỏe Toàn diện, hiện đang được triển khai ở nhiều trường tiểu học và trung học ở Anh, Pháp, Nhật Bản và Úc. Chương trình Sức khỏe Toàn diện dựa trên các nguyên tắc và phát hiện của tâm lý học tích cực, và có thể được áp dụng cho học sinh từ khoảng 9 - 14 tuổi. Hai tuần một lần, trong 50 phút, học sinh tìm hiểu về các yếu tố chính mà được cho là ảnh hưởng đến hạnh phúc, và các em thử thực hiện các hoạt động và thực hành nâng cao hạnh phúc.

Một nghiên cứu gần đây về chương trình này cho thấy rằng Chương trình Sức khỏe Toàn diện giúp học sinh chống lại sự thiếu hài lòng với bản thân, với bạn bè và sự giảm sút trong các cảm xúc tích cực - và sự gia tăng cảm xúc tiêu cực - thường xảy ra trong những năm đầu tiên của trường trung học cơ sở. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các trường dạy kỹ năng hạnh phúc cũng có thành tích học tập tốt hơn các trường chỉ dạy chương trình sức khỏe tiêu chuẩn.

Nói cách khác, tập trung vào sức khỏe toàn diện thậm chí có thể đóng góp vào sứ mệnh cốt lõi của giáo dục. 

Tham Khảo: Hạnh Phúc: Mục Tiêu Trong Các Chính Sách Phát Triển Giáo Dục Và Đất Nước

Dạy Về Những Cảm Xúc Tích Cực

Lý thuyết “mở rộng và xây dựng” về cảm xúc tích cực, được phát triển bởi Barbara Fredrickson, cho thấy rằng những trải nghiệm cảm xúc tích cực có tác động lâu dài đến sự trưởng thành và phát triển cá nhân của chúng ta. Cụ thể, cảm xúc tích cực giúp tăng khả năng chú ý và mở rộng suy nghĩ của chúng ta, tăng cường sức bật tinh thần, đồng thời xây dựng nguồn lực cá nhân lâu bền - những điều này lại giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực hơn trong tương lai.

Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Dạy Về Niềm Hạnh Phúc

Các giáo viên thường cảm thấy áp lực khi phải tập trung vào các bài kiểm tra, kỳ thi, và dành nhiều thời gian cho việc “chữa cháy” — tức là đối phó với kỷ luật và xung đột. Những ràng buộc này thường đồng nghĩa với việc là có thể gặp khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để lên lịch cho một lớp học sức khỏe toàn diện hàng tuần.

Trong tình huống này, giáo viên nên sử dụng Các Bài học về Sức khỏe Cá nhân làm nguồn tài liệu cụ thể để chọn lọc các biện pháp can thiệp và các hoạt động.

Dưới đây là một số ví dụ về các hoạt động ngắn mà bạn có thể kết hợp vào bài học hàng ngày:

  • Tạo một bức tường Ba Điều Tốt (cần một bảng trắng với bút dạ nhiều màu sắc) và yêu cầu tất cả học sinh viết ba điều tốt hoặc thuận lời với các em trong tiết học, trong ngày hoặc trong tuần.

  • Hoạt động "Bạn có thể nghe thấy tôi không?" Yêu cầu cả lớp xếp thành cặp. Hướng dẫn học sinh A nói chuyện với học sinh B trong một phút về chủ đề khiến em A hứng thú, chẳng hạn như kỳ nghỉ lễ, sở thích hoặc một cuộc phiêu lưu. B được hướng dẫn là cố tình không nghe, tỏ ra không quan tâm và mất tập trung nhưng họ không rời ghế hoặc bỏ đi. Giáo viên dừng bài tập ngay khi hết 60 giây. Trong vòng hai, A được hướng dẫn là sẽ tiếp tục nói thêm một phút nữa (một lần nữa về một chủ đề khiến họ hứng thú), và lần này, B sẽ lắng nghe, thể hiện sự quan tâm thực sự mà không làm quá hay phóng đại mối quan tâm của mình. Học sinh được yêu cầu cho giáo viên biết tác động cảm xúc của hoạt động đối với các em khi bị phớt lờ so với khi được lắng nghe, và giáo viên xác nhận với học sinh tầm quan trọng của chúng ta khi được lắng nghe.

Khi bạn bắt đầu giảng cho học sinh hiểu hạnh phúc là gì, đừng ngạc nhiên nếu một số giáo viên đồng nghiệp của bạn tỏ thái độ nghi ngờ. Khi chúng tôi đưa Chương trình Sức khỏe Toàn diện đến hai trường học ở Luân Đôn, một giáo viên đã nói về việc phải đối mặt với sự phản kháng từ các đồng nghiệp khác. “Họ nghĩ rằng đó chỉ là cú lừa” bởi vì, cô ấy nói, “đó không phải là công việc thực sự, bạn không có kết quả rõ ràng trắng đen, bạn không được kiểm tra hàng tuần… và không có một cái chứng chỉ hào nhoáng dành cho bạn sau năm năm. ”

Nelson Mandela từng nói, "Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới." Với tầm quan trọng của các kỹ năng hạnh phúc và kỹ năng chăm sóc sức khỏe toàn diện đối với sức khỏe tâm thần trong tương lai của các quốc gia, những kỹ năng này xứng đáng được coi trọng — và các giáo viên có thể dẫn dắt học sinh để thực hành những kỹ năng này.

Nguồn: How to Teach Happiness at School. Greater Good Magazine.

Tham Khảo: 

>>>> Mô Hình 3 Chữ P (UNESCO) Và Các Tiêu Chí Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc

>>>> Các Nhà Tâm Lý Định Nghĩa Hạnh Phúc Là Gì?

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/