Mong Đợi Nhân Viên Tự Thay Đổi Bản Thân Sẽ Không Giải Quyết Được Tình Trạng Kiệt Sức Của Họ

Từ trước đến nay, nhiều tổ chức có cái nhìn sai về phúc lợi của nhân viên và tình trạng kiệt sức.

Vào đầu năm 2020, lãnh đạo của một tổ chức quy mô lớn đã đăng ký dịch vụ của A.J. Adams, một chuyên gia về Tâm lý học tích cực, để đến nói chuyện với nhân viên của họ về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vì tò mò, Adams hỏi tổ chức đã làm gì để hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Adams theo dõi vấn đề này và giải thích rằng mặc dù muốn có cơ hội làm việc với nhân viên của họ, nhưng Adams muốn họ hiểu rằng ngay cả những kỹ năng dựa trên khoa học tốt nhất được dạy cho các cá nhân cũng không thể khắc phục được vấn đề mang tính hệ thống.

Mặc dù mức độ trung thực này không phải lúc nào cũng dễ dàng thể hiện ra, nhưng một lần nữa Adams cảm thấy cần phải nói những điều mà một số người cần nghe. Nói với nhân viên của bạn (trực tiếp nói hoặc gián tiếp) rằng họ có trách nhiệm đảm bảo hạnh phúc của chính họ khi tổ chức của bạn áp dụng các chính sách thực tiễn khiến nhân viên căng thẳng giống như đổ lỗi cho một quả dưa chuột trở thành đồ chua sau khi ngâm nó trong một thùng giấm. Yêu cầu nhân viên tự "sửa chữa" là không hiệu quả, và thậm chí có thể trở nên có hại.
kiet suc lien quan den van hoa cua to chuc
Nghiên cứu cho thấy rằng kiệt sức liên quan nhiều đến văn hóa của một tổ chức hơn là khả năng đối phó với căng thẳng của một nhân viên (West et al., 2020). Đã là năm 2021 rồi, tuy nhiên các công ty vẫn đưa ra những lời khuyên có chủ đích và các ứng dụng sức khỏe tâm thần cho nhân viên của mình như những biện pháp phản ứng sai lầm để giải quyết tình trạng mệt mỏi và kiệt sức. Trong khi việc dạy nhân viên các chiến lược quản lý căng thẳng dựa trên cơ sở khoa học vẫn là một mục tiêu có giá trị cao (khi được thực hiện đúng cách) - vì mức độ phục hồi cá nhân cao hơn có liên quan đến mức độ kiệt sức thấp hơn - ngay cả những nhân viên kiên cường nhất cuối cùng cũng sẽ gục ngã trong môi trường làm việc không lành mạnh.

Thật đáng mừng khi thấy phong trào gần đây hướng tới việc ưu tiên phúc lợi cho nhân viên, nhưng rõ ràng là cách chúng ta đang thực hiện chưa thực sự hiệu quả. Cách tiếp cận của chúng ta đối với hạnh phúc của nhân viên cũng không hiệu quả. Sự kiệt sức là có thật, nó đang trở nên tràn lan và nó có thể xảy ra với những người giỏi nhất. Nhưng điều đó không phải là không thể tránh khỏi và đây là những gì các tổ chức thực sự có thể làm để giúp nhân viên của họ.
trang bi kien thuc ve tinh trang kiet suc

1.Trang bị kiến thức về tình trạng kiệt sức

Tìm hiểu tình trạng kiệt sức là gì. Một vài điểm đáng lưu ý ở đây: vấn đề kiệt sức không phải là một cái cớ; đó cũng không phải là dấu hiệu của sự yếu kém, sự lười biếng hay chỉ là một thái độ tồi tệ. Kiệt sức là kết quả của tình trạng căng thẳng kéo dài và không được quản lý tốt tại nơi làm việc, được đặc trưng bởi ba phẩm chất riêng biệt: sự hoài nghi, sự suy kiệt và tình trạng kém hiệu quả. Thực tế là bạn có thể vừa kiên cường, vừa đam mê công việc mà vẫn cảm thấy kiệt sức trong điều kiện dễ tạo ra trạng thái suy kiệt.

2.Hiểu các điều kiện góp phần khiến nhân viên kiệt sức

Dưới đây là một số điều từ góc độ tổ chức tạo ra môi trường chín muồi cho sự kiệt sức (Lee & Eissenstat, 2018; Deloitte, 2018; Maslach & Leiter, 2016).
• Khối lượng công việc quá lớn
• Nhu cầu công việc vượt quá nguồn tài nguyên trong công việc
• Cân bằng giữa công việc và gia đình
• Văn hóa tổ chức độc hại
• Xung đột nơi làm việc
• Thiếu kiểm soát trong công việc
• Kỳ vọng công việc không rõ ràng
• Thiếu hỗ trợ và sự công nhận
xac dinh cac yeu to cu the tai noi lam viec khien ban kiet suc

3. Xác định các yếu tố cụ thể tại nơi làm việc của bạn khiến bạn căng thẳng và kiệt sức

Sau đó, dù khó khăn, hãy thực hiện các bước cần thiết để thay đổi văn hóa nơi làm việc của bạn - cũng như để hỗ trợ sự hạnh phúc của nhân viên. Thu hút sự tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp, xác định và triển khai các chính sách để tạo ra một bầu không khí công sở lành mạnh hơn.

Để giúp thực hiện nhiệm vụ đó, dưới đây là năm chiến lược dựa trên khoa học nhằm ngăn chặn tình trạng kiệt sức và tạo ra văn hóa hạnh phúc tại nơi làm việc.

1.Trau dồi kỹ năng lãnh đạo

Lãnh đạo kém hiệu quả là một trong những yếu tố lớn nhất góp phần dẫn đến tình trạng kiệt sức, việc sa thải nhân viên (Gallup, 2014). Không chỉ vậy, các nhà lãnh đạo cũng dễ bị kiệt sức. Hãy dành thời gian để đánh giá nhu cầu của người lãnh đạo và cung cấp cho họ các công cụ dựa trên khoa học để giúp họ quản lý căng thẳng và lãnh đạo nhân viên tốt hơn. Làm như vậy sẽ giúp giảm thiểu mức độ căng thẳng mà nhân viên phải chịu ở nơi làm việc. Một số ý tưởng dưới đây có thể giúp xác định các lĩnh vực cần nâng cao kỹ năng cho các nhà lãnh đạo.

cung co su ket noi

2. Củng cố sự kết nối

Nghiên cứu đã chỉ rõ rằng: kết nối là chìa khóa cho hạnh phúc của nhân viên, và hỗ trợ xã hội đã được chứng minh rằng có khả năng bảo vệ mọi người khỏi tình trạng kiệt sức (Craig & Kuykendall, 2019). Chưa kể, làm việc tại nhà đã nuôi dưỡng cảm giác bị cô lập, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của lực lượng lao động của chúng ta. Ta nên thiết lập các thông lệ cụ thể tạo điều kiện cho những kinh nghiệm tích cực được chia sẻ cũng như cơ hội để nhân viên bày tỏ ý kiến và mối quan tâm một cách an toàn; ăn mừng chiến thắng, lớn và nhỏ; lên kế hoạch cho các hoạt động nhóm trên mạng để giúp mọi người vui vẻ chứ không yêu cầu bắt buộc phải tham dự. Hãy cố gắng bày tỏ sự ghi nhận đối với tất cả những gì nhân viên của bạn đã nỗ lực làm.

3. Kích hoạt quyền tự chủ

Nếu bạn là người quản lý vi mô, điều này dành cho bạn. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có ý thức kiểm soát công việc nội bộ cao sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi ở nhân viên (Lee & Eissenstat, 2018). Bằng cách thúc đẩy quyền tự chủ của nhân viên, cho phép người lao động kiểm soát thời gian, địa điểm và cách họ làm việc, bạn có thể giảm đáng kể khả năng kiệt sức của họ và nâng cao sự hài lòng trong công việc. Khuyến khích khả năng lãnh đạo bản thân. Cho phép giờ làm việc linh hoạt. Cho phép nhân viên xác định cách họ muốn áp dụng điểm mạnh của bản thân trong công việc.

su doi xung giua cong viec va cuoc song

4. Sự đối xứng giữa công việc và cuộc sống

Trước đại dịch, nhiều nhân viên đã làm việc nhiều giờ và bỏ qua thời gian nghỉ phép. Tuy nhiên, trong năm qua, ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình đã bị xóa nhòa phần nào, khiến nhiều người cảm thấy như thể không thể tách rời cuộc sống và công việc. Do đó, điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là không chỉ ủng hộ mà còn phải làm gương cho việc áp dụng chính sách cho phép tách biệt giữa nhu cầu công việc và cuộc sống gia đình. Đặt ranh giới về giờ làm việc và tính khả dụng của email / điện thoại. Khuyến khích sử dụng thời gian nghỉ phép. Đảm bảo nhân viên có cơ hội và cảm thấy được hỗ trợ trong việc giải lao có chủ ý trong ngày.


5. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Hỗ trợ của người giám sát giúp giảm bớt tác động của căng thẳng tại nơi làm việc đối với nhân viên, ngăn chặn tình trạng kiệt sức và tăng sự hài lòng trong công việc (Wu và cộng sự, 2020; Klaver và cộng sự, 2020). Trên thực tế, một cuộc khảo sát của Gallup (2018) chứng minh rằng những người lao động cảm thấy họ được hỗ trợ bởi người quản lý của mình thì nguy cơ kiệt sức thấp hơn 70% so với những người có mức hỗ trợ thấp. Sẵn sàng quan tâm, hỏi thăm nhân viên của bạn mọi thứ ổn chứ. Lắng nghe mối quan tâm của nhân viên với sự đồng cảm và yêu thương. Tìm những cách ý nghĩa để động viên và khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Đây không phải là một danh sách đầy đủ, nhưng nó là môt cách để bắt đầu. Trong một hoặc hai tuần tới, hãy dũng cảm lựa chọn một trong những chiến lược này để bắt đầu triển khai trong nhóm hoặc tổ chức của bạn. Hãy nhớ rằng, ngăn ngừa và quản lý tình trạng kiệt sức của nhân viên không chỉ là trách nhiệm của nhân viên mà phần lớn là do tổ chức thực hiện. Nói cho cùng, bạn không thể yêu cầu ai đó sửa những gì họ không làm hỏng. Đã đến lúc bắt đầu làm việc một cách lành mạnh hơn.

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/