Được chẩn đoán và trị liệu các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể vừa đáng sợ vừa giúp bạn nhẹ nhõm vì đang trên con đường để cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên việc nói với người khác về tình trạng này có thể không dễ dàng và gây lo lắng. Dưới đây là những cách để bạn chia sẻ và ứng phó với bất kỳ sự lo âu nào khi nói với người khác.
Bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nếu:
Bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nếu:
- Gần đây bạn đã được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe tâm thần
- Bạn lo lắng về những gì người khác sẽ nghĩ về mình và cách họ sẽ đối xử với bạn, khi họ biết về tình trạng của bạn
- Bạn muốn chia sẻ vấn đề của mình với người mà bạn tin tưởng
Sự kỳ thị về vấn đề sức khỏe tâm thần
Thật không may, vẫn còn nhiều sự kỳ thị xung quanh rối loạn tâm thần và có thể bạn sẽ phải đối mặt với điều này vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều sự tiến bộ trong nhận thức về sức khỏe tâm thần và sự kỳ thị đang giảm dần.
Hầu hết mọi người sẽ ủng hộ và thông cảm, nhưng những người khác có thể bối rối, thiếu hiểu biết hoặc tiêu cực. Đôi khi, có thể một số người chỉ đơn giản là không có bất kỳ kinh nghiệm hay kiến thức nào. Hãy chọn một người quan tâm đến bạn và bạn có thể tin tưởng để trò chuyện và giúp bạn cởi mở về những gì đang xảy ra.
Khi đối mặt với những tình huống này, hãy nhớ rằng vấn đề của bạn không định nghĩa bạn là ai và quyền quyết định bao nhiêu thông tin bạn muốn chia sẻ nằm ở bạn.
Làm quen với vấn đề sức khỏe tâm thần của bạn
Hãy nhớ rằng chỉ vì bạn không thể trực tiếp nhìn thấy tình trạng của mình, không có nghĩa là nó không phải là một vấn đề thực sự. Hiểu được cảm xúc của bản thân và chấp nhận tình trạng đó có thể giúp bạn tự tin hơn và không sợ hãi hay xấu hổ khi chia sẻ kết quả chẩn đoán với người khác.
Nói với mọi người về chẩn đoán của bạn
Việc bạn có chia sẻ về vấn đề sức khỏe tâm thần của mình hay không hoàn toàn do bạn quyết định. Bạn không cần phải nói với tất cả những người mà bạn biết (hay bất kỳ ai) nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói về điều đó.
Nhưng nếu bạn thấy ổn khi nói về vấn đề này với bạn bè hoặc gia đình, thì việc chia sẻ có thể:
- Giúp bạn nhận được sự hỗ trợ và hiểu biết từ những người bạn tin tưởng
- Giảm sự kỳ thị với tình trạng sức khỏe tâm thần
- Giúp bạn đối mặt với vấn đề sức khỏe tâm thần của mình và phục hồi tốt hơn
- Cho những người khác thấy rằng nói về sức khỏe tâm thần là điều hoàn toàn bình thường.
Nếu bạn sẵn sàng nói với người khác, hãy nhớ những mẹo sau:
- Chọn thời điểm bạn cảm thấy thoải mái. Đừng ép bản thân làm điều đó nếu bạn dễ bị tổn thương.
- Nói với người đó nhiều hay ít thông tin tùy thích. Bạn không bắt buộc phải nói tất cả mọi thứ với mọi người.
- Luyện tập cuộc trò chuyện trong đầu bạn trước khi nó xảy ra - ngay cả khi điều này hơi lạ lùng!
- Nói với quản lý nơi làm việc của bạn có thể quan trọng, trong trường hợp bạn cần nghỉ việc, nhưng bạn không bắt buộc phải làm như vậy. Ở một số quốc gia, nếu bạn chia sẻ, luật pháp sẽ yêu cầu họ bảo mật thông tin này.
- Với tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng đến 1/5 người lớn (hoặc 1/4 thanh niên), rất có thể hầu hết mọi người đều quen biết ai đó đang ứng phó với một vấn đề tương tự.
- Với tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng đến 1/5 người lớn (hoặc 1/4 thanh niên), rất có thể hầu hết mọi người đều quen biết ai đó đang ứng phó với một vấn đề tương tự.
Dưới đây là một số mẹo nếu cuộc trò chuyện trở nên khó khăn.
Nếu phản ứng của người khác không tốt thì sao?
Không phải ai cũng hiểu, hoặc biết cách hỗ trợ người mắc rối loạn tâm thần. Nếu ai đó phản ứng tiêu cực với tình trạng của bạn, bạn có thể cho họ thêm thời gian hoặc cung cấp thêm thông tin. Bạn không có nghĩa vụ phải giáo dục người khác về tình trạng của mình; nhưng nếu họ cởi mở và muốn tìm hiểu thêm về những khó khăn của bạn, điều này có thể giúp phá vỡ sự kỳ thị đối với người khác.
Hãy nhớ rằng quyền quyết định những gì muốn chia sẻ là của bạn, và bạn có thể điều chỉnh tùy thuộc vào người bạn đang nói chuyện và mức độ thân thiết.
Nếu sự đối xử tiêu cực tiếp tục xảy ra thì sao?
Bạn có thể thấy mình trong một tình huống mà bạn không thể tránh xa những người có phản ứng tiêu cực với vấn đề sức khỏe tâm thần của bạn - ví dụ: nếu đó là cha mẹ hoặc những người mà bạn sống cùng, bạn trên lớp hay đồng nghiệp. Điều này có thể xảy ra ngay sau khi bạn nói với họ, hoặc có thể do họ vô tình phát hiện ra, dù không có sự đồng ý của bạn.
Cách người khác phản ứng không phản ánh điều gì về bạn và đó không phải là lỗi của bạn nếu họ không hiểu và không ủng hộ bạn. Trong những tình huống này, hãy tìm đến và chia sẻ với những người tin tưởng và hỗ trợ bạn trong cuộc sống. Bạn cũng có thể tập trung làm những việc khác để chăm sóc bản thân, những điều có thể khiến bạn cảm thấy tự tin hơn và được trang bị tốt hơn để ứng phó với những khoảnh khắc tồi tệ đó.
Nguồn: How to tell people about your mental illness - ReachOut.com
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn