Cái nhìn tổng quan về chứng lo âu trong công việc

Dựa trên một cuộc khảo sát bởi Hiệp hội Rối loạn Lo âu Hoa Kỳ, trong khi chỉ có 9% cá nhân đang sống với chứng rối loạn lo âu được chẩn đoán thì 40% cá nhân lại trải qua căng thẳng hoặc lo âu liên tục trong cuộc sống hàng ngày của họ.  Lo âu trong công việc đề cập đến căng thẳng do công việc gây ra dẫn đến lo lắng, hoặc nói đến tác động của chứng rối loạn lo âu tại nơi làm việc.
Dù bằng cách nào, lo âu trong công việc có thể có những tác động tiêu cực. Tương tự như vậy, nó phải được giải quyết để ngăn chặn các kết quả kém cho cả nhân viên và tổ chức.



Dấu hiệu Lo lắng trong Công việc
Mặc dù không có chứng rối loạn lo âu trong công việc, nhưng có một số triệu chứng thường gặp về rối loạn lo âu và lo âu nói chung. Dưới đây là danh sách các triệu chứng này: 2
• Lo lắng quá mức hoặc phi lý
• Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
• Phản ứng giật mình phóng đại
• Cảm thấy bồn chồn
• Mệt nhọc hoặc mệt mỏi
• Cảm giác như có một khối u hay gì đó mắc kẹt trong cổ họng của bạn
• Run rẩy hoặc run sợ
• Khô miệng
• Đổ mồ hôi
• Tim đập thình thịch / tim đập nhanh
Ngoài các triệu chứng lo âu chung này, cũng có một số dấu hiệu cần chú ý mà nó có thể cho thấy ai đó đang gặp phải tình trạng lo âu trong công việc. Dưới đây là tổng quan về những gì cần tìm hiểu.
• Nghỉ làm một khoảng thời gian bất thường
• Phản ứng thái quá với các tình huống trong công việc
• Tập trung quá nhiều vào những khía cạnh tiêu cực trong công việc của họ
• Khó khăn trong tập trung hoặc hoàn thành nhiệm vụ theo thời hạn
Rối loạn lo âu
Một người mắc chứng lo âu trong công việc cũng có thể được chẩn đoán mắc một trong các chứng rối loạn lo âu sau:

• Rối loạn lo âu lan toả
• Rối loạn hoảng sợ
• Rối loạn lo âu xã hội
• Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
• Ám ảnh sợ đặc hiệu
• Rối loạn căng thẳng sau sang chấn



Nguyên nhân của Lo âu trong công việc
Lo âu trong công việc có thể do nhiều đặc điểm khác nhau của môi trường làm việc gây ra. Không có gì bất thường khi một số sự kiện lớn khiến bạn lo lắng hoặc cảm thấy lo âu tạm thời. Ví dụ, bắt đầu một công việc mới hoặc rời bỏ một công việc cũ chắc chắn sẽ khiến bất kỳ ai cảm thấy lo lắng hoặc dễ sợ hãi. Bạn dành nhiều thời gian cho công việc đến nỗi nếu mọi thứ không theo ý bạn, đôi khi bạn có thể cảm thấy quá tải. Điều này không phải lúc nào cũng có thể lên tới mức độ lo âu liên tục, nhưng có thể hữu ích khi nói chuyện với một ai đó về bất kỳ vấn đề nào trong số này đang khiến bạn cảm thấy lo âu không dứt về công việc:
• Đối phó với bắt nạt hoặc xung đột tại nơi làm việc
• Đương đầu với deadlines
• Duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp
• Quản lý nhân viên
• Làm việc trong nhiều giờ
• Có một ông chủ khó tính
• Trải qua khối lượng công việc quá nhiều
• Thiếu định hướng về nhiệm vụ
• Trải qua sự thiếu nhận thức về sự công bằng
• Cảm thấy thiếu kiểm soát môi trường làm việc
• Có phần thưởng thấp (không đủ lương, lợi ích, v.v.)
Ảnh hưởng của Lo âu trong công việc
Nếu bạn đang sống với sự lo âu về công việc, nó có thể đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số tác động phổ biến nhất của lo âu trong công việc, có thể xảy ra ở cả trong và ngoài nơi làm việc:
• Làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng công việc
• Thấy được sự ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên
• Nhận thấy những ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân
• Cảm thấy ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với người bạn đời của bạn
• Biểu lộ các vấn đề khó khăn tập trung, mệt mỏi, cáu kỉnh, giảm năng suất
• Từ chối các cơ hội do ám ảnh sợ (ví dụ: sợ bay, sợ nói trước đám đông, sợ nói trong các cuộc họp)
• Giảm sự hài lòng trong công việc
• Nhận thấy sự giảm niềm tin vào kỹ năng của bạn
• Cảm giác như những gì bạn làm không tạo ra sự khác biệt
• Trải qua việc giảm thành tích và thiết lập mục tiêu
• Chấp nhận ít rủi ro hơn và theo hướng chững lại
• Cảm thấy bị cô lập
• Bị mất việc làm
• Bộc lộ mức độ lo âu lâm sàng (ví dụ, một chứng rối loạn có thể chẩn đoán được)
• Nhìn thấy những ảnh hưởng đối với tổ chức nếu bạn là giám đốc điều hành
• Giảm kỹ năng xã hội và khả năng hoạt động trong nhóm
• Lập kế hoạch kém hiệu quả
• Tránh né sự đổi mới
Nói với nhà tuyển dụng của bạn
Nếu bạn đang cảm thấy lo âu về công việc, có thể bạn tự hỏi liệu bạn có nên chia sẻ điều này với nhà tuyển dụng hay không. Bên cạnh đó, nếu bạn mắc chứng rối loạn lo âu đã được chẩn đoán, bạn vẫn có thể không chắc liệu điều này có cần được chia sẻ hay không.
Hãy biết rằng nếu bạn gặp chứng rối loạn, bạn có một số quyền theo Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA). Liên quan tới các điều kiện tại nơi làm việc, điều này có thể đáng giá để chúng ta xem xét các quyền này.
Nếu sự lo âu trong công việc của bạn là do căng thẳng trong công việc gây ra, không chắc điều này sẽ tự giải quyết được chính nó.
Mặc dù bạn có thể lo sợ rằng việc chia sẻ cảm giác của bạn sẽ dẫn đến việc bị cho là yếu kém hoặc bị đối xử tệ, hầu hết các nhà tuyển dụng có thể sẽ phản hồi và đề nghị giúp đỡ. Bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu bạn chưa có, hoặc bạn có thể được cấp quyền truy cập vào một thứ gì đó chẳng hạn như một lớp học quản lý căng thẳng.
Nói cách khác, bạn không biết cho đến khi bạn hỏi. Dưới đây là một số lời khuyên cho nhà tuyển dụng về cách tốt nhất để giúp nhân viên giải tỏa lo âu trong công việc:
• Đối xử với tất cả nhân viên bằng sự tôn trọng và giao tiếp minh bạch, cởi mở.
• Nói chuyện với nhân viên về những vấn đề riêng tư theo hình thức bảo mật.
• Hãy hỏi xem mọi thứ đang diễn ra như thế nào thay vì giải quyết sự lo âu trong công việc một cách đối đầu.
• Hãy cho nhân viên của bạn thời gian để trả lời và cố gắng nhìn mọi thứ từ góc độ của họ.



Đối phó với chứng lo âu trong công việc
Có một số chiến lược bạn có thể sử dụng để giúp bạn quản lý sự lo âu về công việc. Biết rằng lo âu tại nơi làm việc có thể lây lan và cố gắng tránh xa những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, càng nhiều càng tốt.
Hãy nghỉ ngơi và nói chuyện với ai đó nếu bạn đang cảm thấy lo âu. Sử dụng các kỹ thuật tự lực để giúp bạn bình tĩnh và tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia nếu sự lo âu trong công việc đang cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn cả ở nơi làm việc và ở nhà.
Tránh các chiến lược đối phó vô ích như ăn uống vô độ, lạm dụng chất kích thích, lạm dụng caffeine, lạm dụng thuốc theo toa. Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể thử trong và sau ngày làm việc để giải tỏa lo âu:
• Hãy đảm bảo dành thời gian cho bản thân khi không phải làm việc.
• Tìm những điều khiến bạn cười và mỉm cười.
• Nghỉ trưa và chia sẻ bữa ăn với những người khác bên ngoài khu vực làm việc của bạn.
• Đi dạo ngoài trời vào giờ giải lao khi có thể.
• Thay đổi phong cảnh để thoát ra khỏi rãnh cảm xúc.
• Tập trung vào cuộc sống bên ngoài công việc như sở thích và bạn bè.
• Suy ngẫm về những điều tốt đẹp trong công việc và cuộc sống của bạn.
• Kiểm tra những gì bạn lo sợ sẽ xảy ra và tự hỏi bản thân liệu đó có phải là một nỗi sợ hãi vô lý hay không.
Thay đổi
Mọi người vào một thời điểm nào đó đều trải qua cảm giác lo âu trong công việc, nhưng nếu công việc của bạn là nguồn cơn của sự căng thẳng liên tục và không có gì mà bạn đã thử có thể mang lại cho bạn bất kỳ sự nhẹ nhõm nào thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sâu xa hơn. Công việc có thể gây lo âu, nhưng lo âu quá mức cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bản thân công việc hoặc nơi làm việc đang có vấn đề.
Văn hóa độc hại, đòi hỏi quá mức, áp lực không lành mạnh hoặc vị trí không phù hợp đều có thể là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và lo âu liên quan đến công việc. Nếu bạn đã cố gắng quản lý sự lo âu trong công việc, thông qua các chiến lược đối phó hoặc các phương pháp điều trị khác mà không thấy thuyên giảm, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi vị trí và công việc hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn công việc.
Thay vì chỉ đơn giản cho rằng vấn đề là ở bạn, hãy xem xét những điều về công việc đang khiến bạn không hài lòng và khiến bạn căng thẳng. Làm thế nào mà thay đổi những khía cạnh đó trong công việc của bạn lại giúp bạn bớt lo âu? Điều này có thể có nghĩa là:
• Thay đổi vai trò và nhiệm vụ công việc
• Thay đổi công việc để tìm một nơi làm việc lành mạnh hơn, nhiều hỗ trợ hơn
• Thay đổi nghề nghiệp để tìm thứ gì đó phù hợp hơn với nhu cầu của bạn


Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.