KHI MÀ STRESS THẬT SỰ TỐT CHO BẠN

Rất hiếm khi chúng ta nghe thấy mọi người nói: "Tôi đang thật sự căng thẳng, thật tuyệt phải không?" Nhưng nếu chúng ta chẳng bao giờ thấy stress trong cuộc sống - sự đa dạng của "stress tích cực" - thì chúng ta sẽ cảm thấy mất thăng bằng và buồn bã. Nếu định nghĩa của sự căng thẳng là bất kể thứ gì khiến hormones của chúng ta thay đổi, thì stress tích cực là một trong những điều thiết yếu cho một cuộc sống khoẻ mạnh. Sự căng thẳng tiêu cực có thể trở thành căng thẳng tích cực và ngược lại.



STRESS TỐT VÀ STRESS XẤU

"Stress tích cực" hay như những gì các nhà tâm lý thường gọi là "eustress", chính là khi chúng ta cảm thấy hứng khởi bởi một điều gì đó. Khi đó, nhịp tim chúng ta đập nhanh hơn và hormones tăng cao, nhưng đó không phải là mối nguy hiểm hay sự sợ hãi. Đây là thể loại stress chúng ta cảm nhận khi chơi tàu lượn siêu tốc, cạnh tranh để được thăng chức hay đơn giản là đi tới buổi hẹn hò đầu tiên. Có rất nhiều tác nhân gây ra "stress tích cực" này, nó khiến chúng ta hào hứng và tràn đầy sức sống.

Mặt khác, có một loại stress được gọi là “căng thẳng cấp tính” (acute stress). Nó đến từ sự bất ngờ cần được giải quyết ngay lập tức. Căng thẳng cấp tính cũng sẽ kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể, nhưng những nhân tố này không phải lúc nào cũng khiến chúng ta vui vẻ và hào hứng. Đây chính là sự “stress” (stress tiêu cực) mà chúng ta thường hay nghĩ đến. Bản thân căng thẳng tiêu cực không phải là một gánh nặng lớn nếu chúng ta có thể tìm cách để giải toả nhanh chóng. Một khi tác nhân gây ra stress đã được xử lý thì cơ thể chúng ta sẽ trở lại trạng thái hormones ban đầu, hay trước khi khi bị stress, để cơ thể có thể khoẻ mạnh và vui vẻ.

Căng thẳng mãn tính (chronic stress) là một loại khác của stress tiêu cực. Nó xuất hiện khi chúng ta liên tục đối diện với tác nhân gây stress, biến nó thành một gánh nặng và khiến chúng ta có cảm giác không thể thoát khỏi nó. Một công việc căng thẳng hay cuộc sống gia đình không hạnh phúc có thể dẫn tới căng thẳng mãn tính. Và chúng ta thường gọi đó là stress nặng. Bởi cơ thể chúng ta không được cấu tạo để có thể chống lại căng thẳng mãn tính, chúng ta có thể gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ (về mặt cảm xúc lẫn tinh thần) nếu phải bị căng thẳng mãn tính trong một khoảng thời gian dài.

NHỮNG NGUỒN STRESS TÍCH CỰC

Tất nhiên, bạn có thể thêm những căng thẳng tích cực vào trong cuộc sống của mình! Một trong những điều lý tưởng là thêm những hoạt động và tạo những mục tiêu khiến bản thân cảm thấy vui vẻ, hào hứng và hạnh phúc. Để đánh giá liệu những hoạt động đó có đáng để bạn dành thời gian hay không, hãy chú tâm vào những cảm nhận của bạn khi nghĩ về nó. Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc? Đó có phải là “sự mong muốn” hay “sự bắt buộc”? Hãy chắc chắn rằng những hoạt động mà bạn “mong muốn” là tất cả những thứ bạn thật sự muốn làm, và những hoạt động “bắt buộc” là những hoạt động cần thiết.



STRESS TÍCH CỰC CÓ THỂ TRỞ THÀNH STRESS TIÊU CỰC NHƯ THẾ NÀO

Stress tích cực có thể biến thành tiêu cực nếu như bạn phải trải qua nó quá nhiều lần (những người nghiện adrenaline hiểu rất rõ về điều này.) Đó là bởi vì phản ứng căng thẳng sẽ bị kích hoạt, và nếu bạn thêm điều đó vào sự căng thẳng mãn tính, hay những nhân tố gây căng thẳng khác, từ đó sẽ tạo ra hiệu ứng tích luỹ.

Hãy lắng nghe bản thân và thừa nhận khi bạn đang phải chịu đựng quá nhiều. Bạn có thể không cần loại trừ hết các nhân tố gây căng thẳng, nhưng thường sẽ vẫn còn những cách khác nhau để bạn có thể giảm thiểu và tránh những sự căng thẳng ấy trong cuộc sống, từ đó sẽ khiến bạn dễ dàng xử lý các vấn đề còn lại.

KHI MÀ STRESS TIÊU CỰC CÓ THỂ TRỞ THÀNH STRESS TÍCH CỰC

Không phải tất cả các loại stress tiêu cực đều có thể biến thành tích cực, nhưng bạn có thể thay đổi cách nhìn nhận một vài nhân tố gây stress trong cuộc sống của mình. Sự biến đổi này có thể làm thay đổi trải nghiệm căng thẳng của bạn.

Cơ thể bạn phản ứng rất mạnh mẽ với những mối đe doạ mà bản thân có thể cảm nhận được. Nếu như bạn không coi một điều gì đó là một mối đe doạ, thì phản ứng căng thẳng dựa trên mối đe doạ đó thường sẽ không xuất hiện. Hoặc nếu bạn coi điều đó là một thử thách, sự sợ hãi của bạn thường sẽ trở thành sự phấn khởi và mong đợi, hoặc ít nhất là một ý chí quyết tâm. Thông thường bạn có thể biến đổi sự nhìn nhận qua:

  • Tập trung vào các nguồn lực bạn cần để đối mặt với thử thách.
  • Nhìn vào những lợi ích tiềm năng của tình huống đó.
  • Luôn nhắc nhở mình về điểm mạnh của bản thân.
  • Luôn có lối suy nghĩ tích cực (tập thói quen suy nghĩ như một người lạc quan).


Khi bạn thực hành việc nhìn nhận những mối đe doạ là những thử thách thường xuyên hơn, việc đó sẽ trở thành tự động, và bạn sẽ cảm nhận được nhiều căng thẳng tích cực hơn là tiêu cực.

LỜI KẾT

Nhìn chung, stress tích cực đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng loại bỏ căng thẳng mãn tính càng nhiều càng tốt, thay đổi lối suy nghĩ về căng thẳng khi bản thân có thể và thêm những hoạt đọng tích cực để thúc đẩy stress tích cực. Những chiến lược này cùng nhau sẽ giúp bạn tạo nên sự cân bằng khoẻ mạnh cho cho cuộc sống.

Nguồn: When Stress Is Actually Good for You, VerywellMind

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:

Hình ảnh một số hoạt động của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:


Related articles

Call to Action

Don’t hesitate to contact us. Our employees will contact you again in 24 hours. Your information will strictly be restricted for us to contact you and will not be leaked to any third parties.