Xã hội không ngững phát triển, tưởng chừng như con người có thể sống một cuộc đời an nhiên, khôn còn lo toan, nghĩ ngợi như những năm trước đây. Thế nhưng, vì cứ mải mê chạy theo nhịp sống bộn bề mà chúng ta mắc phải những căn bệnh tâm thần lúc nào mà không hay biết. Bố mẹ vì mải mê kiếm tiền mà bỏ bê, thờ ơ với con cái khiến những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ rơi vào tự kỷ, trầm cảm. Hiện nay, trầm cảm tuổi học đường đang là mối quan tâm và lo ngại lớn của nhà trường, cộng đồng và xã hội. Vậy phải làm gì khi con bị trầm cảm tuổi học đường, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP nhé.
Trầm cảm tuổi học đường là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý phổ biến điển hình hiện nay. Nó được ví như kẻ giết người thầm lặng bởi chúng không trực tiếp cướp đi sinh mạng con người mà hành hạ tinh thần người bệnh dần dần, làm cho tinh thần của họ héo mòn và không còn tha thiết với cuộc sống. Cuối cùng, bệnh nhân trầm cảm chọn cách tự tử để giải thoát cho bản thân mình. Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng nhưng chủ yếu là ở giới trẻ. Một thực tế đáng buồn hiện nay, trầm cảm ở học sinh đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các đối tượng mắc bệnh.
Trầm cảm tuổi học đường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên khách quan không thể bỏ qua đó là di truyền từ bố mẹ, người thân ruột thịt trong gia đình; khiếm khuyết về não bộ ngay từ khi mới sinh ra; trẻ bị nhiễm virus, các chất hóa học độc hại ngay từ trong bụng mẹ;…Nhưng chủ yếu trầm cảm tuổi học đường xảy ra bởi những nhân tố chủ quan. Trước hết đó là do môi trường sống và học tập tác động. Có thể đó là những áp lực học hành, thi cử từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè. Hoặc cũng có thể là do ám ảnh tâm lý từ lúc nhỏ, những cú shock tinh thần như người thân yêu qua đời, bạo hành gia đình, bị hành hạ, đánh đập,…
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm tuổi học đường có những triệu chứng, dấu hiệu gần như trầm cảm thông thường, ngoài ra nó còn có một số biểu hiện khác đúng với lứa tuổi của các em:
Luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản, muộn phiền dù không có trường hợp hay sự việc gì quan trọng; đôi mắt thờ ơ, vô hồn và thậm chí có khi khóc một mình.
Thích ở một mình, xa lánh và cô lập với mọi người xung quanh, cáu giận và bực tức khi người khác đến gần.
Cơ thể mệt mỏi, không chịu ra ngoài hoạt động thể thao, vui chơi, không cảm thấy hứng thú với bất kỳ việc gì.
Đáng lẽ tuổi của trẻ nhỏ phải luôn suy nghĩ tích cực, mơ mộng, hướng đến tương lai, ấp ủ hoài bão những trẻ bị trầm cảm thì lại bi quan, tiêu cực, không có niềm tin vào cuộc sống.
Thay đổi thói quen ngủ nghỉ, giờ giấc, ăn uống, sinh hoạt. Trẻ bị trầm cảm có thể không ăn gì hoặc ăn nhiều quá mức, ăn mãi mà không thấy no, mất kiểm soát.
Phải làm gì khi con bị trầm cảm?
Khi phát hiện con mình mắc chứng trầm cảm, bạn nên ngay lập tức đưa con đến gặp bác sĩ. Tại đây các chuyên gia tâm lý sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp trị trầm cảm hiệu quả và an toàn như sử dụng thuốc chống trầm cảm, vitamin, thiền, yoga, châm cứu, thuốc đông y, tây y, nghe nhạc trị liệu,… Nhưng phương pháp được đa số các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng đó chính là liệu pháp trị liệu tâm lý. Tâm lý trị liệu là một hệ thống các biện pháp, kỹ thuật, các bài kiểm tra, đánh giá tâm lý của trẻ nhằm cải thiện đời sống tinh thần, giúp các em tự nhận thấy những sai lầm trong suy nghĩ của bản thân để thay đổi tích cực hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ chữa trầm cảm tuoir học đường uy tín cho con em mình, vậy thì đừng bỏ qua Viện Tâm lý & Tâm thần học Việt – Pháp. Ngoài sự tư vấn của những chuyên gia tâm lý học đường, chúng tôi còn tổ chức những khoa học ngắn hạn cẩm nang kiến thức về các bệnh tâm thần cho các bác sĩ, phụ huynh và học sinh. Hãy đến ngay số 54 Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy, Hà Nội để được các bác sĩ tâm lý tư vấn trực tiếp hoặc liên hệ tới số 024.3762.5838 để đặt lịch hẹn cùng chuyên gia.