Phải Chăng Con Bạn Đang Có Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì?

Con bạn là một cô gái hay cậu bé trong tuổi dậy thì và đang có những biểu hiện, hành vi lạ. Bé thích ở một mình, chán ghét đám đông, không muốn hòa nhập cùng bạn bè, đôi khi tâm sự rằng bé cảm thấy cuộc sống này thật buồn tẻ, không có ý nghĩa? Đây là những biểu hiện cho thấy rằng có thể con của bạn đang gặp phải một vấn đề tâm lý nào đó, rất có thể đó là căn bệnh trầm cảm. Để xác minh xem liệu rằng bé nhà mình có đang bị bệnh trầm cảm đeo bám không, hãy cùng VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP điểm qua một số dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì nhé. 

tuoi day thi de bi tram cam

Trẻ em đến tuổi dậy thì là đối tượng dễ bị trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là một căn bệnh phức tạp mà tác động lớn nhất là đến từ tâm lý. Vậy theo bạn, đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng tâm sinh lý nhất? Đó chính là các em nhỏ đang trong quá trình dậy thì. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, đây là giai đoạn bước sang tuổi trưởng thành và chấm dứt những sự trẻ con, ngây ngốc hay còn được gọi là dậy thì. Không chỉ cơ thể thay đổi mà tâm sinh lý của các em cũng đang có những biến hóa khôn lường. 

Nguyên nhân khiến trẻ em ở độ tuổi 10 – 18 tuổi bị trầm cảm rất đa dạng và phong phú. Trước hết phải kể đến những áp lực học hành, thi cử mà các em thường xuyên phải đối mặt ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Cường độ học tập dày đặc đã khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, về đến nhà các em phải chịu sự áp đặt, ép buộc từ cha mẹ. Con phải học trường chuyên, trường điểm, phải thi đỗ đại học này, đại học kia,… những yêu cầu của phụ huynh khiến các em nặng nề về tư tưởng, buồn bã, lo âu. Việc thường xuyên chứng kiến cha mẹ bất hòa, bạo lực gia đình, xa cách người thân hoặc chịu những cú shock tinh thần cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ em là đối tượng dễ bị trầm cảm nhất hiện nay. 

dau hieu tram cam o tuoi day thi

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì và lời khuyên cho cha mẹ

Buồn bã, chán nản

Trẻ em đáng lẽ ra phải luôn vui vẻ, hồn nhiên, vô tư, trong sáng, đặc biệt ở tuổi dậy thì, các em sẽ nhìn mọi thứ bằng đôi mắt tò mò, tinh nghịch và hứng khởi. Thế nhưng con em mình lại luôn trong tình trạng buồn bã, chán nản thì đó là dấu hiệu chúng đang gặp phải vấn đề gì đó. Bạn nên trò chuyện cùng con và tìm hiểu vấn đề, giúp chúng vượt qua những khủng hoảng tâm lý.

Tức giận vô cớ

Khi mắc bệnh trầm cảm, trẻ rất dễ nổi giận, cáu gắt với mọi người xung quanh một cách vô cớ. Thậm chí, có những đứa trẻ còn có thái độ thù địch, ghen ghét với bạn bè, anh chị em và hỗn láo, xấc xược với cha mẹ. Thay vì đánh đập và bỏ mặc chúng, phụ huynh nên trò chuyện cùng con nhiều hơn để tìm ra nguyên do cũng như khuyên bảo chúng. 

Bi quan

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất đối với tâm lý trẻ trầm cảm. Thay vì mộng mơ, nghĩ đến những định hướng tốt đẹp trong tương lai, trẻ lại có những suy nghĩ lệch lạc, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống.

Thích ở một mình

Việc trẻ xa lánh mọi người và luôn cô lập bản thân là một dấu hiệu đáng lo ngại mà cha mẹ nên chú ý. Khi có người quan tâm, hỏi han, các em sẽ cảm thấy khó chịu và ban đầu phản ứng gay gắt nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn và có những cách giúp đỡ con vượt qua khủng hoảng.

Rối loạn ăn uống

Có 2 tình huống xảy ra, một là trẻ sẽ ăn quá nhiều, chúng ăn mãi mà không cảm thấy no nhưng sau khi ăn hay bị nôn mửa, hai là trẻ chán ăn, bỏ bữa. Tìm đến đồ ăn giúp trẻ giảm bớt những căng thẳng, buồn bã. Thường thì trẻ em trong độ tuổi dậy thì đã biết chú ý tới vóc dáng, nhan sắc thế nhưng con bạn lại rất thờ ơ, không hề quan tâm, cộng thêm sở thích ở một mình, đó là một dấu hiệu rất nguy hiểm. 

Đồng hồ sinh học đảo lộn

Giờ giấc ngủ nghỉ của trẻ bị trầm cảm có thể bị thay đổi, chúng đi ngủ nhưng ngủ không sâu, không ngon, ban đêm hay thức giấc giữa chừng và có thể gặp ác mộng.

Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Việc trẻ có quá nhiều những ám ảnh tâm lý, kèm theo thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống không khoa học dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm. Cha mẹ cần chú ý đến thể trạng sức khỏe và tâm lý của con hằng ngày để tránh con bị bệnh lâu ngày mà không hay biết.

met moi khi tram cam tuoi day thi

Không tập trung, mất hứng thú với mọi việc

Trước đây, con rất yêu thích vẽ tranh, nhảy múa, thích sưu tầm những chiếc xe hơi đồ chơi bản giới hạn,… nhưng bỗng dưng con không còn hứng thú với những điều đó nữa. Đôi mắt vô hồn, thẫn thờ và thiếu tập trung, đây là lúc con đang gặp vấn đề tâm lý rất lớn.

Suy nghĩ về cái chết

Một khi trẻ đã có suy nghĩ bi quan nhất là cái chết thì khi đó, bệnh trầm cảm đã trở nên quá mức nghiêm trọng. Khi này, phụ huynh hãy đưa con đến gặp ngay các chuyên gia tâm lý để điều trị bệnh và tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

van de tam ly

Trên đây là một số dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì mà VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP muốn chia sẻ đến những bậc phụ huynh nhằm giúp mọi người có thêm sự hiểu biết và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Nếu con em nhà mình đang ở tuổi mới lớn mà xuất hiện một số hoặc tất cả những biểu hiện như trên thì đừng lơ là mà hãy quan tâm, cho các em gặp ngay bác sĩ tâm lý trị trầm cảm được kịp thời phát hiện và điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ tới số 024.3672.5838 để được tư vấn rõ hơn về bệnh trầm cảm nhé!

VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP
Trụ sở chính: số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm trị liệu: 46 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0243.762.5838 - 0243.204.5357
Hotline: 097.772.9396
Website: https://tamlyvietphap.vn/
Zalo: http://zalo.me/3891409678563610071
Youtube: https://www.youtube.com/c/ViệntâmlývàtâmthầnhọcViệtPhá

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/