Lo Âu Và Trầm Cảm Khác Nhau Ở Đâu?

Có thể nhiều người trong chúng ta không còn xa lạ với những từ ngữ cho thấy các dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý như “lo âu” hay “trầm cảm”. Khi bạn cảm thấy lo lắng, bạn thường nghĩ rằng mình đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Điều này có thực sự đúng? 

Trên thực tế, có mối liên hệ giữa lo âu và trầm cảm, tuy nhiên, các dấu hiệu của nhóm các bệnh có liên quan đến rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm có sự khác biệt rất lớn. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác nhau giữa các dấu hiệu lo âu và trầm cảm là gì nhé!

Mối Quan Hệ Giữa Lo Âu Và Trầm Cảm

Lo lắng và trầm cảm đều có chung một nguồn gốc sinh học. Trạng thái lo lắng dai dẳng hoặc tâm trạng trầm xuống có sự tương tự với các triệu chứng của những người bị rối loạn tâm trạng và lo âu lâm sàng có liên quan đến những thay đổi trong chức năng dẫn truyền thần kinh. Cả hai trạng thái nói trên đều có liên quan đến mức Serotonin thấp cùng với các chất như dopamine và epinephrine ở trong não.

Mặc dù giống nhau về mặt sinh học, lo âu và trầm cảm lại khác nhau ở những trải nghiệm mà người mắc gặp phải. Nhiều người cho rằng hai trạng thái có thể được coi là hai mặt của cùng một đồng tiền, chúng hoàn toàn đối lập nhau.

Và bởi lý do đó, lo âu và trầm cảm có thể xảy ra tuần tự (phản ứng này đến phản ứng khác), hoặc chúng có thể đồng thời xảy ra. Hơn hết, khi lo âu và trầm cảm đồng thời đạt đến ngưỡng chẩn đoán lâm sàng, các chẩn đoán cụ thể sẽ được coi là các bệnh lý đi kèm.

Xem Thêm: 10 Lý Do Trẻ Vị Thành Niên Muốn Gặp Chuyên Gia Tâm Lý

Vậy Lo Âu & Trầm Cảm Khác Nhau Như Thế Nào? 

Sự Khác Biệt Về Mặt Trải Nghiệm

Như đã nói ở trên, lo âu và trầm cảm khác nhau ở trải nghiệm mà người mắc phải sẽ gặp. Nói một cách khái quát, chúng khác nhau ở những đặc điểm tâm lý riêng biệt. 

Khi lo âu, bạn sẽ cảm thấy:

  • Lo lắng cho tương lai trước mắt hoặc tương lai lâu dài

  • Có những suy nghĩ không kiểm soát, cố gắng chạy đua với một điều gì đó không ổn

  • Cố gắng né tránh các tình huống có thể gây ra lo lắng để cảm xúc và suy nghĩ không trở nên tiêu cực

  • Nghĩ về cái chết, với cảm giác sợ hãi cái chết do nhận thức được nguy cơ của các triệu chứng thể chất hoặc những kết quả nguy hiểm được báo trước

Tùy thuộc vào tính chất của nỗi lo âu, những dấu hiệu tâm thần này có thể khác nhau. Ví dụ, một người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD) có thể lo lắng về nhiều chủ đề, sự kiện hoặc hoạt động khác nhau. Mặt khác, một người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội (SAD) thường sợ bị người khác đánh giá tiêu cực hoặc từ chối và e ngại về việc gặp gỡ những người mới hoặc các tình huống xã hội khác.

Nỗi ám ảnh là những suy nghĩ không thực tế hoặc những xung động tinh thần vượt ra ngoài những lo lắng hàng ngày. Chúng là biểu hiện tâm thần rất rõ ràng của chứng lo âu ở những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Còn đối với trầm cảm, bạn sẽ:

  • Cảm thấy tuyệt vọng, cho rằng sẽ không có điều gì tích cực xảy ra trong tương lai cho chính mình, cho người khác hoặc cho thế giới

  • Tin vào việc mọi thứ không đáng để cố gắng suy nghĩ hoặc nghĩ khác đi. 

  • Cảm thấy vô giá trị, như thể bản thân mình là ai và làm gì đều không có giá trị 

  • Nghĩ về cái chết do một niềm tin luôn dai dẳng trong suy nghĩ, rằng cuộc sống không đáng sống hoặc cá nhân là gánh nặng cho người khác. Trong các trường hợp trầm cảm từ trung bình đến nặng, ý định tự tử có thể sẽ cụ thể hơn.

Khi mắc rối loạn trầm cảm nặng (MDD), những kiểu suy nghĩ này thường xuyên, dai dẳng và xuất hiện ở nhiều thời điểm trong một ngày và kéo dài nhiều ngày. Đối với bất kỳ biến thể nào của rối loạn trầm cảm, trạng thái tâm trạng trùng xuống có thể được đặc trưng bởi kiểu suy nghĩ được mô tả ở trên.

Những Khác Biệt Về Mặt Thể Chất

Khi lo âu, cơ thể của chúng ta giống như được kích thích. Các đặc điểm cụ thể gồm: 

  • Khó tập trung do trạng thái kích động hoặc suy nghĩ đua đòi

  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ do suy nghĩ đua đòi hoặc các triệu chứng thể chất khác

  • Chóng mặt

  • Rối loạn tiêu hóa (ví dụ, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón)

  • Tăng nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi

  • Căng cơ

  • Khó thở

Ngược lại, đối với trầm cảm, các dấu hiệu của cơ thể không có nhiều biến chuyển, khi so sánh với các yếu tố thể chất thông thường, ta có thể thấy rõ sự suy giảm: 

  • Khó tập trung, khó nhớ do sự nhai lại trong quá trình suy nghĩ

  • Thiếu năng lượng

  • Chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn đáng kể

  • Di chuyển hoặc nói chậm hơn bình thường

  • Đau đớn về thể chất vô cớ

  • Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn

Xem Thêm: Biểu Hiện Trầm Cảm Theo Nhóm Tuổi

Mức Độ Nghiêm Trọng Của Các Triệu Chứng

Không có gì lạ khi trải qua những khoảng thời gian ngắn mà tâm trạng trùng xuống hoặc lo lắng, đặc biệt là để đối phó với một số tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống (ví dụ, mất người thân, nhận được chẩn đoán về bệnh tật, bắt đầu một công việc hoặc trường học mới, gặp các vấn đề tài chính, v..v.).

Tuy nhiên, để đạt được ngưỡng chẩn đoán rối loạn lo âu hay rối loạn trầm cảm, các triệu chứng phải dai dẳng (thường trong vài tháng) và gây ra các thương tổn.

Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bạn nên: 

  • Tự hỏi bản thân một số câu hỏi về mức độ các triệu chứng đang ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bạn. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè và thành viên gia đình - những người đáng tin cậy xem họ có nhận thấy những thay đổi trong bạn và trong hành vi của bạn không, và nếu có, những thay đổi đó là gì.

  • Tham khảo các thông tin về trầm cảm hoặc lo lắng ở mức độ nhẹ, vừa và nặng.

  • Theo dõi các triệu chứng tâm lý và thể chất của bạn trong một hoặc hai tuần để có nhận biết chính xác về những biến động trong tâm trạng và lo lắng.

Tìm Kiếm Sự Trợ Giúp

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu có tính nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống thường ngày, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chăm sóc của bạn. Bạn cũng có thể tìm đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần uy tín và tìm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý/nhà tâm lý học/nhà trị liệu tâm lý. 

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm trợ giúp, hãy liên hệ ngay với Viện Tâm lý Việt - Pháp qua Hotline  0977.729.396. Chúng tôi luôn có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực để hỗ trợ bạn vượt qua lo âu, trầm cảm và trở lại với cuộc sống thường nhật sớm nhất. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, điều trị chứng lo âu hoặc trầm cảm cần cam kết lâu dài, và có khả năng bạn sẽ cần đến các cuộc hẹn với chuyên gia tâm lý thường xuyên. Do đó, ngoài việc tìm chuyên gia mà bạn tin tưởng, bạn nên sử dụng dịch vụ trị liệu/tham vấn bởi những chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực.

Bài viết tham khảo từ: 

  1. Depression - MSD Manual

  2. Overview of Anxiety Disorders - MSD Manual

  3. Anxiety vs. Depression, What’s the Difference? - VeryWellMind

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/