Phân Biệt Giữa Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD) & Rối Loạn Giảm Chú Ý (ADD)

Bạn có thể đã từng nghe rằng thuật ngữ “Rối loạn giảm chú ý” - Attention Deficit Disorder (ADD) và “Rối loạn tăng động giảm chú ý - Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) được sử dụng thay thế cho nhau. Chúng được coi là cùng một tình trạng, nhưng ADD đến nay đã không còn được sử dụng nhiều bởi các bác sĩ tâm thần hay các nhà tâm lý học lâm sàng nữa. Trên thực tế, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã ngừng sử dụng thuật ngữ ADD vào năm 1987.

ADHD là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở trẻ, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Nó có thể có tác động đến cảm xúc, hành vi và khả năng học hỏi những điều mới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, ước tính có khoảng 6,4 triệu trẻ em được chẩn đoán mắc ADHD ở Hoa Kỳ.

ADHD được chia thành ba loại khác nhau:

  • Loại giảm chú ý (có liên quan đến ADD)

  • Loại tăng động (có liên quan đến ADHD)

  • Loại kết hợp — khi một người có các triệu chứng giảm chú ý và tăng động

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân biệt giữa ADD và ADHD, để có nhận thức rõ hơn về các rối loạn phát triển ở trẻ. 

Sự Khác Biệt Giữa Rối Loạn Giảm Chú Ý & Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý

ADD cho thấy một người có đủ các triệu chứng của việc giảm chú ý (hoặc dễ mất tập trung) nhưng không quá hiếu động hay tăng động. Trong khi đó, những người bị tăng động giảm chú ý luôn có biểu hiện mất tập trung và/hoặc tăng động cản trở các hoạt động và sự phát triển cơ bản. 

Bài viết này sẽ chỉ liệt kê những điểm khác nhau giữa hai loại rối loạn, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dấu hiệu nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý, bạn có thể khảo bài viết phân tích tại đây.

Biểu Hiện Rối Loạn Giảm Chú Ý

  • Bỏ lỡ các chi tiết và dễ bị phân tâm

  • Khó tập trung vào nhiệm vụ đang làm

  • Khó học hoặc sắp xếp thông tin mới

  • Gặp vấn đề về duy trì sự chú ý vào các nhiệm vụ, ngay cả những công việc thú vị

  • Chống lại, tránh và trì hoãn bắt đầu các công việc đòi hỏi năng lượng trí óc

  • Làm mất đồ đạc thường xuyên

Biểu Hiện Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý

  • Liên tục vặn vẹo và cử động bàn chân và bàn tay

  • Giữ nguyên vị trí ngồi là một thử thách

  • Chạy xung quanh hoặc leo lên trong những tình huống không thích hợp

  • Hiếm khi tham gia các hoạt động giải trí hoặc chơi theo cách lặng lẽ

  • Thường sẽ được mô tả là luôn “đứng ngồi không yên”

  • Gặp khó khăn trong quá trình chờ tới lượt, xếp hàng

ADHD từ lâu đã được coi là một tình trạng ảnh hưởng đến trẻ em trai. Nhưng nhiều các trẻ em gái cũng được chẩn đoán nhiều hơn khi sự hiểu biết về tình trạng bệnh ngày càng sâu sắc.

Các bé gái có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn giảm chú ý, trong đó một số thường hay mơ mộng và nhút nhát, trong khi các bé trai thường mắc tăng động giảm chú ý hoặc loại kết hợp nhiều hơn.

Sự Khác Biệt Trong Chẩn Đoán

ADHD không thể được chẩn đoán bằng một bài kiểm tra thể chất đơn giản được như xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang. Thay vào đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sử dụng hướng dẫn trong Sổ tay thống kê và chẩn đoán của APA, Ấn bản thứ 5 (DSM-5) để giúp chẩn đoán ADHD. Tiêu chuẩn chẩn đoán này giúp đảm bảo rằng mọi người được chẩn đoán và điều trị ADHD một cách thích hợp.

Đối Với Chẩn Đoán Rối Loạn Giảm Chú Ý

Trẻ em dưới 16 tuổi, phải có sáu triệu chứng giảm chú ý trở lên, trong khi những người từ 17 tuổi trở lên phải có từ năm triệu chứng trở lên, mới được chẩn đoán mắc rối loạn giảm chú ý. Ngoài ra, các triệu chứng này phải xuất hiện ít nhất sáu tháng:

  • Thường mắc lỗi bất cẩn hoặc xem thường các chi tiết nhỏ

  • Gặp khó khăn trong việc hòa nhập với các nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể

  • Dường như không lắng nghe khi được nói chuyện với

  • Không thể hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm theo hướng dẫn

  • Khó khăn trong tổ chức, sắp xếp

  • Tránh hoặc không thích các nhiệm vụ dài hạn

  • Thường mất dấu các vật dụng quan trọng (ví, tài liệu học tập, v.v.)

  • Dễ dàng bị phân tâm

  • Thường hay quên

Đối Với Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý

Giống với rối loạn giảm chú ý, trẻ em dưới 16 tuổi, phải có sáu triệu chứng giảm chú ý trở lên, trong khi những người từ 17 tuổi trở lên phải có từ năm triệu chứng trở lên mới được chẩn đoán rối loạn tăng động, các triệu chứng này phải xuất hiện ít nhất sáu tháng: 

  • Thường xuyên bồn chồn hoặc vặn vẹo

  • Bỏ qua hướng dẫn để vẫn ngồi hoặc ở nguyên một chỗ

  • Di chuyển hoặc cảm thấy bồn chồn trong các tình huống mà chuyển động đó là không phù hợp

  • Không thể tham gia các hoạt động giải trí một cách lặng lẽ

  • Nói quá nhiều

  • Quên câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc

  • Rắc rối khi chờ đến lượt

  • Thường làm gián đoạn hoặc xen vào cuộc trò chuyện

Bất kể biểu hiện cụ thể của ADHD - thiếu chú ý, hiếu động, tăng động hoặc kết hợp - một số điều kiện phải được đáp ứng để đi đến chẩn đoán chính thức.

Chú ý: 

  • Một số triệu chứng xuất hiện trước 12 tuổi.

  • Các triệu chứng xuất hiện ở nhiều cơ sở (gia đình, trường học, cơ quan).

  • Các triệu chứng cản trở hoặc giảm hoạt động hàng ngày.

  • Các triệu chứng không được giải thích tốt hơn bởi một tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Nguồn: ADD vs. ADHD: What Are the Differences? - VeryWellMind

Tham Khảo Thêm: Những Tips Nuôi Dạy Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD)

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/