Khi bạn đang mang thai, các triệu chứng rối loạn lo âu sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng và khiến việc mang thai trở thành một thử thách vô cùng khó khăn.
Nếu bạn thấy mình đang trải qua nỗi lo không kiểm soát được, hãy cân nhắc việc điều trị rối loạn lo âu cùng bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Sự Phổ Biến Của Rối Loạn Lo Âu Ở Phụ Nữ Có Thai
Có khoảng 6% dân số sẽ trải qua chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) trong suốt cuộc đời và trong bất kỳ năm nào, khoảng 1 đến 3% cá nhân sẽ sống chung với GAD. Hơn nữa, rối loạn này ở xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn gấp đôi so với nam giới, và đặc biệt thường liên quan đến thai kỳ. Tỷ lệ GAD trong thai kỳ được chứng minh là nằm trong khoảng 8,5% đến 10,5%.
GAD lại dễ bị chẩn đoán sai và có thể khó phân biệt với những lo lắng thông thường. Theo đó, một phụ nữ luôn lo lắng có thể phát triển bệnh thành GAD khi mang thai. Nguyên nhân có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố, trạng thái tinh thần và các nghĩa vụ xã hội (ví dụ như nghỉ việc, chuẩn bị nuôi dưỡng gia đình).
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy các triệu chứng có xu hướng trầm trọng trong ba tháng đầu và giảm dần trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị GAD song song với các rối loạn khác như trầm cảm. Điều đó có thể khiến họ và những đứa con chưa chào đời của họ dễ bị tổn thương về sức khỏe tâm thần hơn bao giờ hết.
Rủi Ro và Biến Chứng
Một nghiên cứu trong suốt năm 2015 về những phụ nữ mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng và GAD cho thấy những người mắc GAD ngoài việc trải qua nhiều lo lắng dai dẳng hơn thì rõ ràng có chất lượng cuộc sống kém hơn.
GAD không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như sinh con nhẹ cân, sinh non, huyết áp cao, các vấn đề về phát triển thần kinh của em bé và thậm chí quá trình chuyển dạ không tiến triển.
Khi em bé chào đời, phụ nữ với chứng rối loạn lo âu cũng có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và phát triển mối quan hệ giữa mẹ và bé.
Xem thêm:
>>>> Rối loạn lo âu có chữa được không?
Một Số Phương Pháp Điều Trị Cho Phụ Nữ Có Thai
Điều trị GAD trong thai kỳ có thể liên quan đến giáo dục tâm lý, liệu pháp trị liệu tâm lý hoặc liệu pháp sử dụng thuốc. Thông thường, phương pháp điều trị sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng riêng của người mẹ, và có tính đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như tiền sử lo lắng của người bệnh:
Huấn luyện tâm lý:
Đây là phương pháp rất quan trọng ở giai đoạn đầu và trong quá trình chẩn đoán, để giúp giảm sự phủ nhận và kỳ thị trị liệu tâm lý.
Liệu pháp tâm lý:
Các liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) thường được áp dụng riêng trong các trường hợp GAD nhẹ hoặc kết hợp với thuốc trong các trường hợp nặng hơn. CBT có thể liên quan đến việc tái cấu trúc nhận thức, tiếp xúc, hướng đến thư giãn và liệu pháp chánh niệm.
Sử dụng thuốc:
Có thể dùng thuốc trong những trường hợp nặng hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có chọn lọc với chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) (ví dụ, Prozac, Lexapro). Benzodiazepine có thể được sử dụng để điều trị ngắn hạn chứng lo âu.
Hỗ trợ trong điều trị:
Đây cũng là một thành phần quan trọng của việc trị liệu rối loạn lo âu ở phụ nữ có thai. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng để giúp bạn đối phó với căn bệnh tốt nhất.
Trên đây là tóm lược một số phương pháp điều trị, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị rối loạn lo âu tại đây.
Xem thêm:
>>>> Những ứng dụng cải thiện rối loạn lo âu tốt nhất năm 2021
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp
Phụ Nữ Có Thai Có Nên Sử Dụng Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu?
Bạn sẽ băn khoăn rằng liệu có an toàn hay không khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu trong thời kỳ mang thai.
Thực tế, thuốc được kê đơn bởi các bác sĩ/chuyên gia tâm lý có chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo lợi ích cho các bệnh nhân GAD là phụ nữ có thai. Việc sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng rối loạn lo âu mà bạn đang có. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng, chắc chắn việc sử dụng thuốc điều trị là một lựa chọn phù hợp bởi nó đảm bảo được sự an toàn của bạn và thai nhi.
Các Chất Có Trong Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Có An Toàn?
Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRIs) sẽ đi qua nhau thai nhưng được coi là an toàn với phụ nữ mang thai. Tất cả các SSRI đều có nồng độ thấp trong sữa mẹ và tương thích với việc cho con bú. Tuy nhiên, người ta nhận ra rằng những việc sử dụng SSRIs trong thời kỳ mang thai có thể khiến những đứa con khi sinh ra bị hội chứng thích ứng sơ sinh, với các triệu chứng như bồn chồn, khó bú và cáu kỉnh. Những triệu chứng này sẽ không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, và nó cho thấy việc điều trị rối loạn lo âu đã có kết quả nhất định.
Trong trường hợp bạn đã dùng thuốc benzodiazepine thường xuyên trong khi mang thai, em bé của bạn cũng sẽ được theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
Kết Luận
Điều trị rối loạn lo âu ở phụ nữ có thai là cần thiết bởi nó đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con trong suốt quá trình sinh nở và chăm sóc con phát triển.
Nếu bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ để vượt qua chứng rối loạn lo âu trong thời gian thai kỳ, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia tâm lý chăm sóc sức khỏe tinh thần của Viện Tâm lý Viện-pháp.
Chúng tôi có các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm và đã thành công điều trị các ca bệnh rối loạn lo âu ở phụ nữ có thai; từ đó không chỉ đảm bảo những đứa trẻ được sinh ra với điều kiện tốt nhất, mà còn là giúp những người mẹ quay trở lại với nhịp sống thường nhật của mình.