Bạn có biết khi nào nên kiên nhẫn, và khi nào không nên kiên nhẫn không? Nếu quá thiếu kiên nhẫn, bạn có thể đưa ra những quyết định hấp tấp với những hậu quả không thể lường được. Nếu quá kiên nhẫn, bạn có thể lãng phí những cơ hội và theo đuổi những mục tiêu sai lầm.
Câu Chuyện Về Cửa Hàng Tạp Hóa
Tôi đang ở trong một siêu thị nhỏ với một chiếc bánh sandwich và một hộp sữa trên tay. Tôi vội vì có thể không kịp đưa con gái tôi đi học, và trước đó tôi còn chọn nhầm thứ mình cần.
Nhân viên thu ngân dường như quên mất rằng anh ta cần thanh toán cho tôi càng nhanh càng tốt nên đã tiếp cuộc điện thoại của người quản lý và rời đi với một nhiệm vụ nào đó, trong khi tôi đứng yên tại chỗ và chờ thanh toán món đồ của mình.
Tôi ngày càng mất kiên nhẫn.
Tôi đã cân nhắc chuyển sang quầy thu ngân khác, nhưng ở đó, người ta xếp hàng dài và tôi chắc chắn phải chờ lâu. Vì vậy, tôi đã bỏ lại mấy món đồ trên tay và rời đi. Tôi lên xe và lái đến một cửa hàng tạp hóa khác cách đó hai cây số và mua bữa trưa ở đó.
Quyết định của tôi rõ ràng là không hợp lý. Chắc chắn tôi đã mất nhiều thời gian hơn vì phải lái xe đến cửa hàng thứ hai và ăn trưa tại đó so với việc dành thời gian mua đồ ở cửa hàng đầu tiên. Sự thiếu kiên nhẫn của tôi đã ảnh hưởng đến tôi (và cả con gái tôi, vì tôi đã đến đón con trễ 5 phút).
Đây không phải là lần đầu tiên sự thiếu kiên nhẫn khiến tôi phải trả giá. Nó cũng không phải là trường hợp mà tôi phải trả giả lớn nhất. Ví dụ như khi thiếu kiên nhẫn trong tham gia giao thông, tôi đã thực hiện những lần chuyển làn đường không cần thiết và đôi khi nó còn rất nguy hiểm. Khi thiếu kiên nhẫn trong việc kinh doanh của mình, tôi đã bị cuốn vào những con đường tắt có vẻ bề ngoài đầy hứa hẹn khiến tôi tốn hàng tuần làm việc mà lẽ ra tôi phải dành thời gian cho kế hoạch ban đầu của mình.
Nhưng sự cố ở cửa hàng tạp hóa thật đặc biệt, vì nó khiến tôi cuối cùng hiểu rõ hơn về sự thiếu kiên nhẫn của bản thân.
Thiếu Kiên Nhẫn Là Gì?
Đây là định nghĩa của Merriam-Webster về 'thiếu kiên nhẫn':
không sẵn sàng chờ đợi điều gì đó hoặc ai đó
muốn hoặc háo hức làm điều gì đó mà không cần chờ đợi
thể hiện rằng bạn không muốn chờ đợi
Định nghĩa này đưa ra một số cảm giác tương tự với việc nhân vật trong câu chuyện trên xếp hàng trong siêu thị. Nhưng nó không giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn, điều gì gây ra sự thiếu kiên nhẫn? Hãy tìm hiểu những yếu tố dưới đây.
Tham khảo: Tập trung cao độ
Những Cảm Xúc Của Chúng Ta Diễn Ra Như Một Cách Để Thích Ứng
Nhà triết học Allan Gibbard, trong cuốn sách Wise Choices, Apt Feelings, đã gợi ý cách tiếp cận sau để hiểu về cảm xúc: Coi chúng như “hội chứng thích ứng” (Adaptive Syndromes).
Ngoài việc mô tả cảm xúc như thế nào, hội chứng thích ứng có thể giúp giải thích cho ba câu hỏi sau:
Cảm xúc phát sinh trong điều kiện nào?
Điều gì gây ra nó?
Nó tạo động lực cho những hành động nào?
Và nó cũng đưa ra giải thích hợp lý cho câu hỏi thứ tư:
Tại sao những sinh vật như chúng ta lại có cảm xúc này ngay từ đầu?
Gibbard cho rằng hội chứng thích ứng bao gồm các cảm xúc tội lỗi, tức giận, khinh thường và xấu hổ. Và điều đó cho phép ông giải thích cảm giác tội lỗi khác với xấu hổ như thế nào và cảm giác tội lỗi và tức giận phối hợp với nhau như thế nào để điều phối thái độ của con người.
Giải Thích
Điều giải thích phù hợp cho sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta khi đứng xếp hàng chờ đợi ở siêu thị, đó là: “Tôi đã có một mục tiêu (tôi muốn lấy thực phẩm cho bữa trưa), tôi đã có ước tính mơ hồ về việc mất bao lâu để đạt được mục tiêu đó và tôi có việc khác phải làm với thời gian của mình (lái xe đến trường đón con gái tôi).
Điều gì đã kích hoạt sự thiếu kiên nhẫn của tôi? Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn khi nhận ra không được thanh toán đúng thời điểm và bắt đầu nghi ngờ rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu so với kế hoạch của tôi.
Tôi cũng cảm thấy ít nhiều tức giận trước một thực tế là những khách hàng đã tới sau tôi lại rời khỏi cửa hàng trong khi tôi vẫn đang xếp hàng.
Còn về hành động? Sự thiếu kiên nhẫn của tôi đã thúc đẩy tôi làm gì? Chà, tôi bắt đầu tìm kiếm một lối tắt giúp tôi đạt được mục tiêu nhanh hơn (chuyển hàng). Và cuối cùng tôi chuyển sang một kế hoạch hoàn toàn khác — đi ăn trưa ở một cửa hàng khác.
Giải Thích Theo Hội Chứng Thích Ứng
Các điều kiện:
Tôi có một mục tiêu.
Tôi đã ước tính sẽ mất bao lâu để đạt được mục tiêu.
Tôi có thể làm những việc khác nếu tôi không theo đuổi mục tiêu.
Kích hoạt:
Tôi biết rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đạt được mục tiêu.
Hành động có động cơ:
Tôi tìm kiếm các lối tắt (và có động lực thực hiện chúng nếu tôi tìm thấy chúng).
Tôi xem xét việc chuyển đổi mục tiêu.
Tham khảo: 10 Sự thật thú vị về tính cách con người
Làm Thế Nào Để Kiên Nhẫn Ở Mức Phù Hợp?
Hoặc xem xét tình huống một người đàn ông đang leo lên một ngọn đồi trong chuyến leo núi. Anh ấy biết độ dài cần thiết để lên đỉnh đồi và tốc độ di chuyển của mình. Vì vậy, anh ta có một ước tính tốt về thời gian cần thiết. Và, lúc đầu, anh ấy háo hức với thử thách leo đồi. Nhưng càng leo lâu thì anh ấy càng mất kiên nhẫn.
Tại sao? Có vẻ như anh ấy không biết sẽ mệt đến mức nào khi leo lên đến đỉnh đồi. Khi điều đó trở nên rõ ràng, anh ta nhận ra rằng chuyến leo núi sẽ khiến anh ta phải trả giá nhiều hơn những gì anh ta đã nghĩ về sự mệt mỏi.
Ví dụ này gợi ý sự điều chỉnh cho sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta. Thay vì chỉ nói về thời gian, chúng ta sẽ nói một cách tổng quát hơn về cái giá phải trả. Chúng ta nên có suy nghĩ về những gì chúng ta sẽ phải trả giá để đạt được mục tiêu và chúng ta nên nhận ra rằng điều đó sẽ khiến chúng ta phải trả giá nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ.
Cuối cùng, hãy xem xét một người nào đó đang tự kinh doanh và đã tham gia được ba tháng vào một dự án kéo dài sáu tháng - hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập mới khi anh ta hoàn thành. Điều gì xảy ra nếu trong lúc đó, anh ta biết được một cơ hội kiếm tiền mới? Cơ hội mới này sẽ chỉ diễn ra trong hai tuần và dự kiến sẽ cho một nguồn thu nhập mới tốt hơn nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trước khi biết về dự án phụ, anh ấy đã hài lòng làm việc với dự án ban đầu với tốc độ dự kiến ban đầu. Bây giờ anh ấy trở nên mất kiên nhẫn. Tại sao? Việc trả giá cho dự án ban đầu không tăng lên, chỉ là chi phí cơ hội của anh ta đã tăng lên. Vì vậy, chúng ta phải tính cả chi phí cơ hội trong mỗi suy nghĩ và lựa chọn của chúng ta.
Và, với những quan sát bổ sung đó, chúng ta có thể đi đến giải thích cuối cùng về sự thiếu kiên nhẫn.
Các điều kiện
Chúng ta có một mục tiêu.
Chúng ta đã chấp nhận cái giá phải trả nhất định (bao gồm cả chi phí cơ hội) để đạt được mục tiêu.
Kích hoạt
Chúng ta biết rằng chúng ta sẽ phải trả nhiều hơn chúng ta nghĩ để đạt được mục tiêu.
Hành động có động cơ
Chúng ta bắt đầu tìm cách để tránh phải trả giá nhiều hơn ban đầu.
Thiếu kiên nhẫn giống như một cách để thích ứng của não bộ: Chúng ta mất kiên nhẫn khi (1) chúng ta có một mục tiêu, (2) chúng ta đã chấp nhận những cái giá phải trả nhất định (bao gồm cả chi phí cơ hội) để đạt được mục tiêu, (3) chúng ta biết rằng nó sẽ khiến chúng ta phải trả giá nhiều hơn chúng ta nghĩ để đạt được mục tiêu, và (4) chúng tôi bắt đầu tìm cách để tránh phải trả giá thêm.
Khi Nào Thì Sự Kiên Nhẫn Là Tốt/Xấu?
Thiếu kiên nhẫn là tốt khi:
nó thúc đẩy chúng ta tìm hiểu cái giá phải trả cuối cùng để đạt được mục tiêu của chúng tôi.
nó thúc đẩy chúng ta tìm cách giảm thiểu cái giá phải trả để đạt được mục tiêu của mình.
nó thúc đẩy chúng ta chuyển sang một mục tiêu tốt hơn (điều này đôi khi tốt).
nó thúc đẩy chúng ta hiểu các lựa chọn của mình tốt hơn.
có thời hạn và kế hoạch hiện tại của chúng ta sẽ mất quá nhiều thời gian.
Thiếu kiên nhẫn là không tốt khi:
mục tiêu ban đầu của chúng ta xứng đáng để gắn bó và thay vào đó chúng ta lại chuyển đổi mục tiêu.
chúng ta kiên định với mục tiêu ban đầu của mình nhưng việc liên tục tìm kiếm các giải pháp thay thế khiến chúng ta mất tập trung vào công việc.
chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn quá thường xuyên, và cuộc sống tràn ngập những kích động không cần thiết, những suy đoán thứ hai và những quyết định tồi tệ.
Xem Thêm: Tham lam là gì?
Nhiều Mặt Khác Nhau Của Sự Thiếu Kiên Nhẫn
Khi một đặc điểm thay đổi hay môi trường thay đổi, một biểu hiện của đặc điểm đó sẽ phù hợp với một tình huống nhất định cho thấy kết quả tốt hơn những đặc điểm khác. Và trong các tình huống còn lại, các vai trò có thể bị đảo ngược.
Có thể là trong một số môi trường có nhiều sự thay đổi, việc lập kế hoạch dài hạn không mang lại hiệu quả tốt, và ở đó, những người thiếu kiên nhẫn sẽ làm tốt hơn những người kiên nhẫn. Và, trong một số môi trường có sự ổn định cao hơn, khi việc lập kế hoạch dài hạn thể hiện tính hiệu quả của nó, thì những người kiên nhẫn sẽ làm tốt hơn những người thiếu kiên nhẫn.
Nguồn: Psychology Today - Understanding Impatience