Điều trị nghiện game cho trẻ em và thanh thiếu niên

Việc các nhà sản xuất liên tục cho ra đời những sản phẩm game mới, đáp ứng nhu cầu của người chơi ở mọi lứa tuổi. Về mặt lý thuyết game là một trò chơi, nên vai trò của nó là giúp mọi người tiêu khiển, giải trí trong cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người. Chính vì vậy, nhờ sự lôi quấn và kích thích của nó mà game là một trò chơi có tính chất gây nghiện và để lại hậu quả không nhỏ hơn các trường hợp dùng chất gây nghiện là mấy.

Hậu quả của nghiện game
Theo TS Bùi Quang Huy (chủ nhiệm khoa Tâm thần – bệnh viện 103), các hậu quả của người nghiện phải gánh chịu như sau:
Về mặt cơ thể:
- Rối loạn giấc ngủ: ngủ chỉ khoảng từ 3 – 4 h mỗi ngày
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc bỏ ăn
- Rối loạn tâm vận động, tăng khoảng ngỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng đáp ứng từ ít, tư duy chậm, thậm chí không nói, dễ dàng dập phá, cáu cỉnh…
- Giảm sút năng lượng. Dùng lâu bàn phím có thể dẫn đến các chấn thương ngón tay không đáng có, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt
Về mặt tâm lý:
- Khó tập trung suy nghĩ hoặc ra quyết định.
- Rối loạn trí nhớ ngắn hạn, quên mình vừa làm gì, nói gì.
- Khả năng đọc giảm sút.
- Có ý nghĩ về cái chết, có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát.
- Cảm giác dụng hoặc tội lỗi.
- Kĩ năng xã hội kém do có ít thời gian giao tiếp với gia đình bạn bè ở trường học và những hoạt động giải trí khác.
- Gia tăng cảm xúc và suy nghĩ gây hấn.
Trẻ lạm dụng game dễ trở nên hung hăng hoặc có thái độ và khuynh hướng giải quyết nhưng xung đột thông qua bạo lực. điều này làm trẻ trở nên trơ lỳ với các hành động bạo lực và bắt nạt của người khác. Chơi game bạo lực có thể tạo ra cho trẻ em những niềm tin lệch lạc rằng thế giới xung quanh chúng thật khó khăn, đáng sợ, chỉ có bạo lực mới có thể giải quyết vấn đề.

Cai nghiện game
Cai nghiện bằng thuốc
Đối với người nghiện game, chơi game online cũng quan trọng như ăn, uống và hít thở vậy, theo TS Bùi Quang Huy, vấn đề điều trị trẻ nghiện game thường theo cách sau:
+ Cách ly tuyệt đối trẻ với game (trẻ cần tới các trung tâm điều trị cai nghiện).
+ Trẻ được dùng thuốc chống trầm cảm.
+ Với các trường hợp trẻ tự sát, từ chối ăn, kích động mạnh…các bác sĩ sẽ sốc điện để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
+ Thời gian điều trị nội trú cai nghiện game trung bình từ 4 -8 tuần.
Sau khi ra viện, trẻ cần tiếp tục điều trị củng cố bằng thuốc chống trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ điều chỉnh thuốc. Thời gian điều trí củng cố tối thiểu 5 năm.
Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện 103 về các trường hợp cai nghiện game tại khoa Tâm thần trong năm 2011 cho thấy: tất cả bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng biểu hiện giống người nghiện ma túy, cũng như các triệu chứng của người trầm cảm nặng: thèm chơi game mạnh mẽ, không kiểm soát được thời gian chơi game, mất mọi hứng thú và sở thích, mất ngủ, chán ăn, hay cáu gắt, thậm chí có người muốn tự sát. Những người cai nghiện game này sau điều trị kết hợp bằng thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần trong 4 – 6 tuần đã hết các triệu chứng trên, nhưng 2/3 trong số đó bị tái nghiện chỉ sau từ 3- 6 tháng.

Các hoạt động hỗ trợ tâm lý – giáo dục.
Cai nghiện game là vấn đề không khó đối với các bác sĩ tâm thần, vấn đề quan trọng là duy trì được sự đoạn tuyệt sau khi cai. Vì vậy nếu chỉ cai nhiện cho dứt cơn thì không đảm bảo trẻ sẽ từ bỏ được ham muốn chơi game, nên cần áp dụng các biện pháp tâm lý – giáo dục trong giai đoạn điều trị củng cố.
Việc tổ chức các hoạt động giải trí đa dạng mang tính tập thể, như thể thao, võ thuật, bơi lôi, âm nhạc, nghệ thuật sẽ lôi kéo trẻ vào cảm giác ganh đua theo tinh thần đội, nhóm, tập thể. Một chương trình nâng đỡ tâm lý – giáo dục cho trẻ em bị lạm dụng game thường được tổ chức kiểu hội trại để tách trẻ khỏi môi trường tiếp xúc thường xuyên với máy tính, game và thay thế bằng các hoạt động gây hứng thú có tính cạnh tranh theo nhóm sẽ giúp trẻ phát triển niềm đam mê lành mạnh, bồi dưỡng các kĩ năng xã hội theo hướng trị liệu giáo dục.
Các chương trình khóa học tập trung cách ly với môi trường sống hàng ngày của trẻ do các nhà tâm lý học, giáo dục học và các giáo viên cán bộ đoàn hội giúp đỡ. Đối với các trẻ em chưa bj nghiện nhưng có dấu hiệu lạm dụng game bố mẹ vẫn cần cho con tham gia các chương trình kĩ năng sống, trong đó tập trung vào các nội dung như khám phá bản thân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, yêu thương cha mẹ…

Sự hỗ trợ của cha mẹ
Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cai nghiện game của trẻ. Những công việc cha mẹ nên thực hiện như:
+ Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động khác nhau, đặc biệt là các hoạt động gây sự hứng thú với trẻ. Bố mẹ hãy cùng con lên kế hoạch các danh sách công việc thay thế, hấp dẫn với trẻ để giúp trẻ thay thế thời gian chơi game và tăng cường các kĩ năng xã hội.
+ Hạn chế quyền truy cập máy tính là rất quan trọng, không nên để trẻ một mình với máy tính, hay để máy tính trong phòng ngủ. Máy tính nếu có nên để ở nơi công cộng, phía ngoài để bố mẹ dễ dàng kiểm soát. Điều quan trọng là thay thế hoạt đông chơi game sang một hoạt động tích cực và có ý nghĩa hơn. Nếu tình trạng nghiện game nghiêm trong hơn, bắt buộc gia đình phải từ bỏ internet. Bên canh đó, mã khóa điện thoại để người nghiện game không thể dùng điện thoại để chơi game.

Biên tập: Vũ Ngọc
Tài liệu tham khảo:
  1. Trung tâm dịch vụ và truyền thông đường dây tư vấ và hỗ trợ trẻ em, tham vấn trẻ em qua điện thoại, internet và trực tiếp, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
  2. PGS.TS Bùi Quang Huy, điều trị nghiện game online, học viện Quân Y, bệnh viện Quân Y 103.
  3. PGS.TS Bùi Quang Huy, nghiện game online và ma túy, NXB Y học

Bài viết liên quan

Gọi cho tôi

Hãy gửi thông tin cho chúng tôi, nhân viên tư vấn của Viện sẽ liên hệ lại Quý khách trong vòng 24h. Thông tin của Quý khách chỉ để chúng tôi liên hệ và không gửi cho bên thứ ba.

Tài nguyên

Trắc nghiệm

https://tracnghiem.tamlyvietphap.vn/