Không khó để bắt gặp một thiếu niên đang cười phút này rồi thay đổi thái độ ngay phút sau. Hầu hết, những thay đổi tâm trạng nhanh chóng và dữ dội là một phần bình thường của tuổi thiếu niên. Nhưng đôi khi, tâm trạng thất thường ấy có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là những điều mà các bậc phụ huynh nên biết về sự thay đổi tâm trạng của thanh thiếu niên.
Nguyên nhân của những thay đổi tâm trạng ở tuổi thiếu niên
Có khá nhiều yếu tố góp mặt vào sự thay đổi chóng mặt trong tâm trạng tuổi teen. Vậy nên, khi biết được lí do đằng sau sự thay đổi ấy có thể giúp bạn và con mình quản lí tâm trạng tốt hơn.
1. Thay đổi hormone
Dưới đây là những điều mà các bậc phụ huynh nên biết về sự thay đổi tâm trạng của thanh thiếu niên.
Nguyên nhân của những thay đổi tâm trạng ở tuổi thiếu niên
Có khá nhiều yếu tố góp mặt vào sự thay đổi chóng mặt trong tâm trạng tuổi teen. Vậy nên, khi biết được lí do đằng sau sự thay đổi ấy có thể giúp bạn và con mình quản lí tâm trạng tốt hơn.
1. Thay đổi hormone
Những thay đổi tâm trạng trong thời kì thanh thiếu niên có thể do lí do sinh học. Sự thay đổi nội tiết tố đáng kể xảy ra trong tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Giai đoạn trưởng thành, chúng thường cảm thấy khó chịu hơn, buồn bã tột độ, và thường xuyên tức giận do những thay đổi nội tiết này.
2. Cá tính
Đi tìm cá tính riêng của bản thân bao gồm tìm kiếm tự do và thiết lập niềm tin, mục tiêu, và quy tắc tách biệt khỏi bố mẹ. Khi thiết lập những sự độc lập ấy, thanh thiếu niên có thể gặp phải một số bất ổn nội tâm và biểu hiện thành hành vi không ổn định.
Khi những thanh thiếu niên thiết lập cá tính của cá nhân, một vài có thể sẽ thắc mắc về bản dạng giới và giới tính của mình. Quá trình này có thể gây bối rối và khó chịu cho con bạn, trải nghiệm ấy sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng chúng. Hãy trở thành một đồng minh để quan tâm tới con mình hơn.
3. Thể hiện bản thân
Sự phát triển của một thanh thiếu niên khoẻ mạnh bao gồm việc tự hỏi bản thân “Tôi là ai?”. Câu hỏi mở này có thể ẩn sau việc thể hiện bản thân mà một số thiếu niên phải trải qua và cả sự thay đổi tâm trạng của chúng. Ví dụ như, một đứa trẻ có thể mặc đồ màu đen trong vòng sáu tháng và rồi thay đổi sang những bộ đồ màu mè nhất mà chúng có thể thấy.
4. Sự tự lập
Việc thiết lập tính tự lập khiến chúng trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Con của bạn có thể cảm thấy buồn, lo sợ, hay cô đơn đồng thời cũng cảm thấy hào hứng với sự tự do vừa chớm nở của mình. Những cảm xúc mãnh liệt này có thể dẫn tới một loạt cảm xúc thay đổi tâm trạng.
5. Căng thẳng
Sự thay đổi tâm trạng của con bạn có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày như trường học, trong gia đình hoặc xã hội của chúng hay không? Vì điều ấy có thể xuất phát từ sự căng thẳng.
Những nhân tố gây căng thẳng ở trường có thể bao gồm khó khăn để bắt kịp với các thử thách học tập, lo lắng về việc chuẩn bị vào cấp ba, hoặc tham gia vào quá nhiều hoạt động. Có lẽ đã đến lúc con bạn nên có một gia sư hỗ trợ hoặc giảm thời gian học ngoại khoá.
Ở nhà, hãy xem lại những nhiệm vụ của con bạn. Có phải có quá nhiều việc nhà lấy đi thời gian quý báu cần thiết cho việc học và giao tiếp xã hội không?
6. Đời sống xã hội
Liệu con bạn có một cuộc sống xã hội lành mạnh? Một thiếu niên thường sẽ cảm thấy cần phải hòa nhập với bạn bè và được xã hội chấp nhận. Nếu không có sự kết nối ấy, tâm trạng thất thường có thể xảy ra nhiều hơn. Việc thiếu sự hỗ trợ xã hội lành mạnh, những thay đổi trong quan hệ bạn bè, và thậm chí bắt nạt (cả với tư cách là người gây ra và người phải chịu đựng) có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của thanh thiếu niên.
Phương tiện truyền thông xã hội cũng chiếm vị trí trung tâm trong đời sống xã hội của thanh thiếu niên và có thể ảnh hưởng đến việc chúng có sự tự nhận thức về bản thân lành mạnh hay không. Việc cố gắng duy trì bề ngoài, bắt kịp xu hướng mới nhất, và ăn mặc theo một cách nhất định đều có thể dẫn đến sự căng thẳng xã hội và thay đổi tâm trạng dữ dội hơn.
7. Tính đa dạng thần kinh
Thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ có thể gặp tình trạng thay đổi tâm trạng thường xuyên hoặc nghiêm trọng hơn so với những đứa trẻ bình thường khác khi chúng bước vào tuổi vị thành niên do những trải nghiệm độc đáo của chứng tự kỷ.
Những mẹo nhỏ cho phụ huynh có con cái với tính khí thất thường
Hãy chủ động khi nói về sự thay đổi tâm trạng của con. Hãy thử thay đổi những thói quen nhất định và theo dõi xem có bất kì khác biệt nào xảy ra.
- Giữ bình tĩnh. Việc to tiếng hoặc dùng lời lẽ mỉa mai để đáp lại thái độ hoặc hành vi của con bạn là phản tác dụng và có khả năng làm vấn đề thêm trầm trọng. Tiếp cận con bạn một cách bình tĩnh, nhưng kiên quyết - nhất là khi yêu cầu con bạn chịu trách nhiệm về hành vi thiếu tôn trọng hay những hành vi có vấn đề.
- Khuyến khích thói quen ngủ lành mạnh. Một thanh thiếu niên hay mệt mỏi hoặc thiếu ngủ có thể gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình. Một trong những lý do lớn nhất khiến chúng khó ngủ là do chúng đang sử dụng các thiết bị điện tử gần và thậm chí quá giờ đi ngủ. Thiết lập quy tắc nói không với thiết bị điện tử trong vòng một giờ trước khi đi ngủ, và không cho phép con bạn đi ngủ với điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính trong phòng của chúng.
- Thiết lập thói quen tập thể dục. Tập thể dục là một cách để cải thiện tâm trạng và có thể giúp làm dịu tâm trạng thất thường một cách lâu dài. Khuyến khích con bạn tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày. Điều đó không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn giải phóng endorphins, là chất hoá học giúp cải thiện tâm trạng.
- Hỗ trợ một chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn sáng đầy đủ, giảm caffeine và giảm đường chỉ là một vài trong số những điều có thể giúp thanh thiếu niên cảm thấy tốt hơn. Nói chuyện với con bạn về tầm quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng và hãy cung cấp đồ ăn nhẹ và những bữa ăn lành mạnh cho chúng.
- Trau dồi khả năng sáng tạo. Khuyến khích con bạn thể hiện bản thân thông qua các hoạt động sáng tạo mà chúng yêu thích như là hội hoạ, viết lách, âm nhạc, sân khấu điện ảnh hay khiêu vũ như một sự giải toả tích cực cho tâm trạng bực bội. Nếu bạn có thể, hãy cho chúng thời gian và không gian dành riêng cho những hoạt động này.
- Nói chuyện với con bạn. Cố gắng duy trì kết nối với con bạn, ngay cả khi hành vi của chúng khó quản lý. Hãy kiên trì kiểm tra và hỏi xem con bạn cảm thấy thế nào, đặc biệt nếu bạn nghĩ rằng chúng đang phải đối mặt với những khó khăn của tuổi mới lớn. Tôn trọng cảm xúc của con bạn và chia sẻ những mối quan tâm để thể hiện sự ủng hộ của bạn.
Khi nào cần lưu ý
Hầu hết, sự thay đổi thất thường về tâm trạng là một phần hết sức bình thường trong sự phát triển của thanh thiếu niên, nhưng đôi khi, tính khí thất thường có thể là dấu hiệu trẻ đang cần giúp đỡ. Nếu con bạn không thể giữ những mối quan hệ bạn bè chỉ vì tính khí thất thường, hay chúng không thể trải qua một ngày ở trường mà không cãi vã, con bạn có thể đang gặp những vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Hãy chú ý đến những dấu hiệu cho thấy chúng cần đến sự giúp đỡ và hỗ trợ chuyên nghiệp.
1. Khoảng thời gian
Nếu các hành vi đáng lo ngại kéo dài hàng tuần hoặc vài tháng, hoặc nếu con bạn có những giai đoạn năng lượng cao trào và/ hoặc thấp đáng chú ý, hãy tìm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Ngoài ra, cũng cần lưu ý nếu con bạn phải sống một mình trong khoảng thời gian dài hay có sự trốn tránh các tình huống xã hội, kể cả những dịp có gia đình.
2. Mức độ nghiêm trọng và những dấu hiệu khác
Để ý đến sự thay đổi tâm trạng có mức độ nghiêm trọng. Chú ý tới những biểu hiện của sự vô vọng, thờ ơ với những thứ đã từng là thú vị, sự cô đơn, thiếu tự tin hoặc cảm giác vô dụng. Theo dõi những thay đổi trong hành vi liên quan đến giấc ngủ và ăn (nhiều hay ít hơn bình thường).
Các dấu hiệu căng thẳng khác có thể bao gồm sử dụng ma túy hoặc rượu, tự làm hại bản thân và tham gia vào các hành vi mạo hiểm. Nếu con bạn nói rằng ai đó đang cố gắng kiểm soát tâm trí chúng hoặc nghe thấy những âm thanh kì lạ, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tâm thần. Những ý nghĩ tự tử luôn cần được xem xét một cách nghiêm túc.
3. Phạm vi
Những thay đổi tâm trạng ở con cái của bạn có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng, như là gia đình, trường học và xã hội hay không? Nếu có, đã đến lúc chúng cần hỗ trợ thêm.
Khi nào thì bạn cần tới sự hỗ trợ của chuyên gia
Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn lo âu chỉ là một vài trong số các vấn đề sức khoẻ tâm thần thường khởi phát ở tuổi vị thành niên. Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần có thể điều trị được, vì vậy điều này rất quan trọng để tìm tới sự hỗ trợ của chuyên gia nếu bạn cho rằng con của mình đang trải qua một vấn đề trầm trọng.
Liệu pháp và tư vấn có thể hữu ích ngay cả khi con bạn không có chẩn đoán lâm sàng. Các nhà trị liệu có thể cung cấp một không gian an toàn để xử lý cảm xúc, phát triển khả năng tự nhận thức và những cơ chế đối phó lành mạnh.
LỜI KẾT
Tính khí thất thường và tuổi thanh thiếu niên luôn song hành cùng nhau. Bạn có thể thấy căng thẳng bởi chúng, nhưng hãy nhớ rằng, đó là một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Khi con bạn trở thành một thanh niên lớn hơn, những dao động cảm xúc sẽ trở nên bớt dữ dội. Nhưng nếu những thay đổi tâm trạng ấy trở nên nghiêm trọng hơn và bạn hay con bạn cần hỗ trợ, đừng ngần ngại tìm đến những sự giúp đỡ.
Nguồn: Are My Teenager's Rapid Mood Swings Normal?- Verywell Family
Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp: